Tín dụng đen là gì? Tất cả các thông tin về tín dụng đen

Tín dụng đen xuất hiện phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thể hiểu chính xác được nó là gì. Vì thế, trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tường tận về tín dụng đen là gì, các hình thức của tín dụng đen nhé.

1. Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành ngày nay, không có văn bản pháp luật nào quy định về tín dụng đen.

Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là các hoạt động cho vay dân sự giữa các cá nhân, tổ chức không qua hệ thống tín dụng chính thức. Là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được nhà nước cấp phép.

2. Đặc điểm của tín dụng đen là gì?

Đặc điểm của tín dụng đen là gì?
Đặc điểm của tín dụng đen là gì?

Hiện nay, hầu hết mọi người hiểu “tín dụng đen” đơn giản là cho vay nặng lãi, tuy nhiên, tín dụng đen không đơn giản chỉ có vậy. Các biểu hiện của tín dụng đen bao gồm:

2.1. Thủ tục cho vay đơn giản

Thủ tục cho vay của những tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng đen thường rất đơn giản, có thể có hoặc không cần tài sản thế chấp. Thực tế cho thấy, các đối tượng đi vay tiền thường sử dụng giấy CNQSDĐ, CMND, CCCD, giấy phép lái xe và các loại giấy tờ, bằng cấp cá nhân, để đi vay tiền. 

2.2. Lãi suất rất cao

Lãi suất vay tín dụng đen thường rất cao từ 100% đến 360%/năm tuỳ vào số tiền vay. Đây là mức lã suất vô cùng cao và vi phạm pháp luật.

Theo điều 201 BLHS 2015 về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự:

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Còn theo Điều 468 BLDS 2015 thì hai bên có thể thỏa thuận về lãi suất nhưng không vượt quá 20%/năm, nếu vượt quá thì phần vượt quá sẽ không có hiệu lực.

Như vậy, nếu người nào cho vay với lãi suất 100%/năm và có thu lợi bất chính thì có thể bị xử lý hình sự về tội “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” theo Điều 201 BLHS 2015.

2.3. Hình thức vay tiền vi phạm pháp luật

Các đối tượng cho vay thường soạn thảo và ký kết hợp đồng với nội dung giả tạo để che giấu các quy định bất hợp pháp trong hợp đồng để dễ dàng khống chế con nợ sau này. 

2.4. Xử lý nợ theo luật giang hồ

Khi chậm trả, các bên tín dụng đen sẽ không ngừng đe dọa bằng tin nhắn, đến tận nhà, tạt chất bẩn vào nhà và hành hung người vay.

3. Hậu quả khi vay tín dụng đen là gì?

Hậu quả khi vay tín dụng đen
Hậu quả khi vay tín dụng đen

Vì khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, nhiều người đã chọn vay tín dụng đen vì những ưu điểm của nó như nhanh chóng, chủ tục vay dễ dàng. Nhưng bạn cũng cần phải lường trước những hậu quả mà nó có thể mang lại

3.1. Lãi suất vay tín dụng đen cực kỳ cao

Mọi người vẫn thường nói là lãi suất vay tín dụng đen là “lãi cắt cổ”. Vì nhiều người dính vào tín dụng đen đã bị phá sản và lâm vào mức đường cùng vì lãi suất quá cao.

Hơn nữa, những nơi cho vay tín dụng đen thường không uy tín. Ban đầu họ có thể nói mức lãi suất hợp lý, nhưng khi thu tiền, họ sẽ thu mức tiền cao hơn mức lãi suất đã quy định. Và đó chính là các loại phí như phí hồ sơ, phí bảo quản… Những loại phí này được đưa ra nhằm lấy thêm tiền của bạn.

3.2. Mang lại nhiều rủi ro

Rủi ro đó là bạn sẽ bị đe dọa và xử lý theo các hình thức của dân xã hội đen. Bị đe hoạ, nhắn tin cho người thân, bị tạt chất bẩn vào nhà… Khi đó, bạn không những bị ảnh hưởng về vật chất mà còn bị ảnh hưởng tới tinh thần rất nhiều.

Hơn nữa, trong trường hợp khoản vay và lãi suất không hợp lý. việc tranh chấp ra toà sẽ vô cùng phức tạp bởi bên cho vay là tổ chức trái phép và bạn có nguy cơ không được pháp luật bảo vệ.

4. Các hình thức tín dụng đen thường gặp

Các hình thức tín dụng đen thường gặp
Các hình thức tín dụng đen thường gặp

Tín dụng đen xuất hiện và len lỏi trong cuộc sống của chúng ta bằng các hình thức như sau:

4.1. App tín dụng đen

Trên mạng internet hiện nay, đâu đâu cũng sẽ thấy nhan nhản những tin cài đặt app cho vay với những lời quảng cáo hấp dẫn như: vay lần đầu 0 lãi suất, lãi suất thấp, thủ tục vay chỉ cần cmnd… Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý lựa chọn những app cho vay tín dụng uy tín, có trụ sở đàng hoàng…

4.2. Cho vay xã hội đen

Đội ngũ này hoạt động ngầm, không được quảng cáo rộng rãi và được biết đến qua hình thức lan truyền trong dân. Đây là những anh chị có máu mặt, giang hồ chuyên cho vay nặng lãi để kiếm sống.

Người vay khi dây dưa vào hình thức cho vay xã hội đen thì khó mà có thể dứt ra được.

4.3. Tín dụng đen cá nhân

Một cá nhân cho vay với lãi suất cao trên cũng là một hình thức tín dụng đen và vi phạm pháp luật.

4.4. Bốc bát họ

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe tới bốc bát họ. Đây là hình thức cho vay 10 nhận 8 trả đủ. Với hình thức này, lãi suất cho vay là rất cao và cũng được xem là một hình thức tín dụng đen.

5. Tại sao nhiều người vẫn vay tiền tín dụng đen?

Tín dụng đen chủ yếu đánh vào những người có điều kiện kinh tế không ổn định, khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, những người không có tài sản thế chấp. Những đối tượng khách hàng như vậy khi cần tiền không còn chỗ nào để vay nên bắt buộc phải vay tín dụng đen.

Không những thế, khách hàng khi vay tín dụng đen thường không phải chuẩn bị giấy tờ gì vì thế nên rất tiện lợi.

6. Cách để giúp bạn tránh khỏi tín dụng đen

Cách để giúp bạn tránh khỏi tín dụng đen
Cách để giúp bạn tránh khỏi tín dụng đen

Ở phần trên, chúng tôi đã nêu ra các đặc điểm để nhận biết tín dụng đen là gì. Bên cạnh đó, để tránh bị dính vào tín dụng đen, bạn cần:

  • Không tải và sử dụng các app vay tiền được quảng cáo tràn lan trên mạng. Đặc biệt là những app vay tiền không có thương hiệu và địa chỉ rõ ràng.
  • Xin ý kiến của bạn bè, người thân về nơi mà bạn định vay.
  • Khi vay cần có hợp đồng rõ ràng, đúng với những gì đã thoả thuận.
  • Làm rõ hết các khoản lãi suất, phí số tiền cụ thể hàng tháng phải trả.

Lưu ý, trong trường hợp đã lỡ vay và bị các tổ chức tín dụng khủng bố tinh thần, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm trên mạng xã hội thì có thể báo cho cơ quan công an gần nhất để nhanh chóng giải quyết.

7. Tạm kết

Trên đây là tổng hợp các thông tin về tín dụng đen là gì và đặc điểm nhận diện tín dụng đen. Mong rằng bạn đọc có đầy đủ kiến thức, nhận thức để tránh xa những “bẫy” tín dụng đen ngoài kia.

Nếu bạn đọc đang mong muốn tìm một đơn vị cho vay uy tín với lãi suất thấp, hạn mức lên đến 30 triệu chỉ với cavet xe hoặc hoá đơn mua hàng thì có thể liên hệ Dong Shop Sun để được tư vấn.

Xem thêm: Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao? Cách giải quyết hiệu quả

Scroll to Top