Việc giao dịch chứng khoán giúp bạn có được lợi nhuận và gia tăng thêm tài sản. Vì vậy bạn vẫn phải đóng các loại thuế bán chứng khoán, thuế giao dịch chứng khoán hay các loại phí mua bán chứng khoán cho nhà nước và các công ty chứng khoán hay các nền tảng giao dịch bạn sử dụng. Vậy các loại thuế phí khi mua bán chứng khoán gồm các loại nào? Mức phí giao dịch tại các công ty như SSI, VNDIRECT, VPS, Tcbs là bao nhiêu? Mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Dong Shop Sun!
1. Mua, bán chứng khoán có bị đánh thuế không?
Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 111/2013, bạn bắt buộc phải đóng các loại thuế khi giao dịch chứng khoán/cổ phiếu phổ thông cho nhà nước một cách đầy đủ.
Bên cạnh đó, các điều khoản quy định về thuế bán chứng khoán, thuế giao dịch chứng khoán đều được cập nhật và bổ sung đầy đủ trong các điều khoản dưới đây:
- Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 số 71/2014/QH13
- Nghị định 12/2015/NĐ-CP
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
- Thông tư 25/2018/TT-BTC
Các loại thuế liên quan đến việc bán cổ phiếu bạn cần đóng là:
- Thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán.
- Thuế thu nhập cá nhân khi hưởng cổ tức chứng khoán bằng tiền.
2. Các loại thuế phí khi mua bán chứng khoán hiện nay
2.1. Thuế bán chứng khoán
Loại chi phí đầu tiên trong các loại thuế phí khi mua bán chứng khoán là thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán.
Ở Điều 16, Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm a và b, khoản 2 Điều 11 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định:
Cá nhân thực hiện chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế suất 0,1% trên giá trị chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
2.1.1. Cách tính thuế thu nhập khi bán chứng khoán
Trong đó, cách tính thuế bán chứng khoán thu nhập khác nhau giữa người có cư trú và không cư trú tại Việt Nam. Cụ thể:
Cách tính thuế bán chứng khoán với cá nhân có cư trú tại Việt Nam:
Thuế thu nhập cá nhân = Mức giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x % thuế suất (0,1%)
Trong đó:
- Giá chuyển nhượng chứng khoán đối với chứng khoán của công ty đại chúng trên Sở Giao dịch chứng khoán là giá thực hiện giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Mức giá này được xác định trên mức giá khớp lệnh và giá giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
- Với các trường hợp còn lại, giá chứng khoán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng, giá ghi trên sổ sách của đơn vị có chứng khoán cần chuyển nhượng trước thời điểm chuyển nhượng.
Đối với các cá nhân không cư trú tại Việt Nam:
Thuế TNCN = Tổng số tiền chuyển nhượng nhận được từ các tổ chức chứng khoán hay cá nhân Việt Nam x % thuế suất (0,1%)
2.2. Thuế thu nhập khi nhận cổ tức tiền mặt
Thông thường khi mua cổ phiếu, nếu đúng vào dịp các công ty chia cổ tức, bạn sẽ được nhận cổ tức của công ty. Đây là cách các công ty chia lại cho cổ đông góp vốn một phần lợi nhuận mà mình đạt được sau một thời gian kinh doanh.
Cổ tức có thể được chia dưới hai dạng là cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ tức bằng cổ phiếu.
- Nếu cổ tức được chia dưới dạng cổ phiếu, bạn sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân chứng khoán theo cách thuế bán chứng khoán như bên trên.
- Trường hợp bạn nhận cổ tức bằng tiền mặt thì vẫn phải đóng thuế khi nhận cổ tức tiền mặt theo như quy định ở Điều 2.2.e của Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
2.3. Chi phí lưu ký chứng khoán
Đây là mức phí cho một tổ chức chứng khoán bạn đang tham gia lưu giữ và ký gửi số chứng khoán bạn mua. Ở Việt Nam, Nhà nước với đại diện là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chính là tổ chức đảm nhiệm công việc này.
Phí lưu ký chứng khoán được quy định tại Thông tư 127/2018/TT-BTC là 0.27 đồng/ cổ phiếu/ tháng.
Ví dụ: Nếu bạn mua 1000 cổ phiếu FTS từ ngày 1/10/2023 đến ngày 20/10/2023, bạn sẽ phải trả thêm mức phí là: 1000 x 0.27 = 270 đồng.
2.4. Phí mua bán chứng khoán – Phí giao dịch chứng khoán
Phí giao dịch chứng khoán là mức phí bạn phải trả cho công ty chứng khoán cả khi mua và bán chứng khoán. Mức phí này sẽ thu trên cơ sở phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của bạn.
Thực tế đây là loại phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại thuế phí khi mua bán chứng khoán. Để hạn chế mất phí giao dịch, bạn cần phải mua bán chứng khoán một cách có kế hoạch, tránh việc mua qua bán lại quá nhiều.
Dưới đây là mức phí giao dịch tại một số công ty chứng khoán tại Việt Nam cho bạn tham khảo như:
2.4.1. Công ty chứng khoán Kỹ Thương (Tcbs)
Phí giao dịch tại công ty chứng khoán Kỹ Thương (Tcbs) thuộc ngân hàng Techcombank:
Loại phí | Mức phí mua bán, giao dịch cổ phiếu |
Phí giao dịch cổ phiếu | 0,1% |
Margin | 8,5% – 10,5% |
2.4.2. Phí giao dịch chứng khoán SSI
Mức phí giao dịch công ty chứng khoán SSI khi có môi giới:
Chi phí giao dịch khách hàng chủ động:
2.4.3. Phí mua bán chứng khoán tại VPS
2.4.4. Phí mua bán chứng khoán VNDIRECT
Phí mua bán chứng khoán VNDIRECT thông thường:
Mức phí sử dụng margin VNDirect:
2.5. Các loại phí giao dịch chứng khoán khác
Ngoài các loại thuế và phí giao dịch chứng khoán bên trên, bạn cũng phải đóng một số loại phí giao dịch khác nữa như:
- Phí chuyển tiền sở hữu: bạn đang sở hữu chứng khoán tại một công ty nhưng lại muốn chuyển số chứng khoán này sang cho người khác thì cần phải mất phí chuyển nhượng.
- Mức phí tư vấn/môi giới chứng khoán: là mức phí trả cho các môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán. Các môi giới này sẽ tư vấn cho bạn nên mua loại nào, giá nào, khi nào mua,…
- Phí nạp tiền vào tài khoản: là mức phí để nạp tiền vào giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên mức phí này có thể được miễn phí ở một số công ty.
- Phí chuyển khoản chứng khoán.
- Mức phí rút tiền từ tài khoản chứng khoán về tài khoản ngân hàng.
- Chi phí mở tài khoản chứng khoán.
- Phí phong tỏa chứng khoán khi bạn không còn nhu cầu giao dịch trong một thời gian dài.
3. Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán
Cách xác định thời điểm tính thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán như sau:
- Là thời điểm nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán.
- Là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán với chứng khoán của công ty đại chúng không giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ chuyển quyền sở hữu qua hệ thống Trung tâm lưu ký chứng khoán.
- Với các chứng khoán không thuộc các trường hợp trên, thời điểm tính thuế là lúc có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán.
- Thuế được xác định từ thời điểm cá nhân chuyển nhượng, rút vốn đối với việc góp vốn bằng chứng khoán chưa phải nộp thuế khi góp vốn.
4. Lời kết
Trên đây là các thông tin về thuế bán chứng khoán cũng như và các loại phí mua bán chứng khoán các công ty SSI, VNDirect, VPS, Tcbs,… Hi vọng qua đó các bạn đã có được đầy đủ các thông tin về các loại chi phí, thuế giao dịch chứng khoán hiện có.
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một đơn vị cung cấp các gói vay tín chấp uy tín, chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay cho Dong Shop Sun. Chúng tôi là đơn vị hỗ trợ tài chính đến từ Nhật Bản cung cấp cho bạn đa dạng các gói vay tiêu dùng. Cùng với đó là điều kiện xét duyệt khoản vay đơn giản nhất. Liên hệ ngay qua hotline: 1800558890.