Tháp tài sản là gì? Cách xây dựng tháp tài sản và lưu ý cần biết

Kim tự tháp tài sản là mô hình quản lý tài chính cá nhân hiệu quả được nhiều người tin dùng. Đây là mô hình giúp người sử dụng quản lý được chi tiêu, phân bổ vốn hợp lý cho các hoạt động trong cuộc sống và đầu tư, phát triển bản thân hiệu quả hơn. Vậy để tìm hiểu tháp tài sản là gì và cách xây dựng mô hình này, mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây từ Dong Shop Sun!

1. Giới thiệu tháp tài sản là gì?

Giới thiệu tháp tài sản là gì?
Giới thiệu tháp tài sản là gì?

Tháp tài sản là mô hình quản lý tài chính cá nhân được xây dựng theo mô hình kim tự tháp, với nhiều tầng khác nhau, mỗi tầng sẽ tương ứng với một nhóm tài sản. Cơ cấu của các nhóm tài sản sẽ giảm dần theo từng tầng, đúng với hình dáng kim tự tháp nhỏ dần về phía bên trên. 

Càng lên trên cao, độ rủi ro của càng tăng cao. Những tài sản được xếp ở trên cao thường là những tài sản được sử dụng để đầu tư mạo hiểm giúp tăng thu nhập trong tương lai.

Những tầng càng ở dưới càng lớn. Đây là những tài sản dùng để duy trì các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. 

Được lấy ý tưởng từ kim tự tháp Ai Cập, đây là mô hình mang lại sự vững chắc và bền vững cho nguồn vốn cá nhân của bạn. Khi xây dựng mô hình, phải xây dựng được các tầng dưới cùng vững chắc. Như vậy thì bạn mới có thể xây dựng các tài sản ở tầng trên cao.

2. Vai trò của tháp tài sản 

Tháp tài sản là một trong những loại mô hình giúp quản lý chi tiêu cá nhân. Bên cạnh các mô hình quản lý chi tiêu hiệu quả như Mô hình 6 chiếc lọ, quy tắc 50/30/20, quy tắc quản lý chi tiêu 9-1,…

Mô hình này giúp bạn vạch ra đường hướng xây dựng tài sản cá nhân rõ ràng. Phân loại mục tiêu, tỷ trọng sử dụng tài sản cụ thể, rõ ràng. Để từ đó xây dựng được tài sản cá nhân vững vàng.

Việc hiểu được mô hình kim tự tháp tài sản là gì và biết cách xây dựng tháp tài sản, bạn sẽ biết cách phân loại các loại tài sản của mình.

Cụ thể là biết cách lên kế hoạch ngân sách cho các hoạt động quan trọng trong tương lai. Bao gồm: đi học đại học, nghỉ hưu, quỹ phòng hờ cho các trường hợp khẩn cấp.

Bên cạnh đó mô hình còn giúp bạn biết cách để dành tài sản cho mục đích đầu tư cá nhân. Để từ đó có thể gia tăng thu nhập tối ưu.  

3. Cấu tạo các tài sản có trong tháp tài sản 

Cấu tạo các tài sản có trong tháp tài sản là gì?
Các tài sản có trong tháp tài sản là gì?

Với các thông tin bên trên, bạn đã biết mô hình kim tự tháp tài chính là gì. Vậy để bắt đầu cách xây dựng tháp tài sản, mời bạn tìm hiểu ngay các loại tài sản có trong mô hình tháp này dưới đây.

3.1. Các tài sản vô hình

Đúng như tên gọi của nó, tài sản vô hình không phải là những tài sản có thể cầm, nắm được hay quy ra là tài sản theo quy định của pháp luật được.

Cụ thể, các tài sản vô hình trong mô hình kim tự tháp tài sản là những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, mối quan hệ,… Nói chung là những tài sản thuộc về tri thức, kỹ năng của chúng ta. Chúng là thứ chúng ta cần trau dồi cho bản thân để thực sự tạo ra các tài sản hữu hình có giá trị.

Các tài sản vô hình này chính là những tài sản quan trọng nhất của chúng ta. Càng có nhiều tài sản vô hình, khả năng tạo ra tài sản hữu hình của ta càng cao. Chính vì vậy loại tài sản này được xếp ở tầng dưới cùng của mô hình kim tự tháp tài sản.

Để tạo ra được nhiều tài sản hữu hình đòi hỏi sự trải nghiệm, trau dồi, rèn luyện liên tục. Đặc biệt tài sản này cần phải được trau dồi liên tục thì mới không bị mất đi, lạc hậu hay hao mòn.

3.2. Tài sản phòng vệ trong tháp tài sản

Tầng tiếp theo của tháp tài sản là các tài sản phòng vệ. Đây là những tài sản giúp đảm bảo cho bạn có một cuộc sống ổn định. Kể cả khi bạn gặp khó khăn, bất trắc trong cuộc sống.

Các tài sản đảm bảo có thể được hiểu như các tài sản dự phòng trong các trường hợp khẩn cấp. Giả dụ như thất nghiệp, bệnh tật, khủng khoảng kinh tế, dịch bệnh,….

Những tài sản này phải có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Ví dụ như: vàng, bất động sản, tiền tiết kiệm,…

Bên cạnh đó, những tài sản này cũng có thể là những tài sản đảm bảo cho các rủi ro trong cuộc sống của chúng ta. Điển hình như: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội,… 

3.3. Nguồn tài sản thu nhập

Tầng thứ 3 của mô hình kim tự tháp tài sản chính là tầng tài sản thu nhập. Loại tài sản này bao gồm tất cả các nguồn thu của bạn. Những nguồn thu nhập này bao gồm: tiền lương, lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng, cổ tức từ cổ phiếu, trái phiếu, tiền nhà nếu bạn cho thuê nhà, tiền lời kinh doanh,…

Tầng thứ ba trong ba tầng của tháp thu nhập có cơ cấu nhỏ hơn so với tầng 1, 2. Tuy nhiên nằm cao hơn hai tầng trên và có độ an toàn thấp hơn.

3.4. Những tài sản tăng trưởng trong tháp tài sản 

Sau khi đã lấp đầy những tầng tài sản căn bản ở bên dưới, bạn có thể tiếp tục xây dựng tầng tài sản tăng trưởng trong tháp tài sản.

Các tài sản tăng trưởng là những tài sản đầu tư giúp bạn có thêm thu nhập thụ động. Giúp bạn tăng trưởng tài sản hàng tháng tốt hơn.

Những tài sản tăng trưởng phổ biến bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,…

3.5. Nhóm tài sản mạo hiểm

Cuối cùng, chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong các tài sản và cũng có rủi ro cao nhất chính là các khoản đầu tư mạo hiểm.

Các tài sản được dùng để đầu tư mạo hiểm này thường đem lại lợi nhuận lớn nhất trong các nguồn thu nhập của bạn. Tuy nhiên chúng đi kèm với rủi ro cực kỳ cao. Vì vậy chỉ chiếm tỷ trọng cực kỳ nhỏ trong kim tự tháp tài sản.

Những tài sản mạo hiểm này thường có: chứng khoán phái sinh, tiền điện tử, crypto, cổ phiếu penny,…

Bạn chỉ nên xây dựng tầng tài sản mạo hiểm này khi các tầng tài sản phía dưới đã ổn định, chắc chắn. Nhờ đó nếu rủi ro có xảy ra cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. 

4. Hướng dẫn xây dựng tháp tài sản hiệu quả

Hướng dẫn xây dựng tháp tài sản hiệu quả
Hướng dẫn xây dựng tháp tài sản hiệu quả

4.1. Những nguyên tắc giúp xây dựng tháp tài sản hiệu quả 

Trước khi bắt đầu cách xây dựng tháp tài sản, bạn cần biết những nguyên tắc xây dựng các tầng tháp này như sau:

  • Xây các tầng tháp tài sản lần lượt từ dưới lên trên. 
  • Đáy kim tự tháp xây càng rộng càng tốt. Cần đảm bảo tầng dưới tháp tài sản rộng và vững chắc nhất để làm bệ đỡ tốt cho các tầng trên. Ý nghĩa của việc xây tầng vô hình là tầng nền của kim tự tháp vững chắc là giúp ta có đầy đủ kiến thức và kỹ năng tốt nhất để đảm bảo khả năng tạo ra các loại tài sản bên trên chắc chắn nhất. Tầng dưới càng chắc, độ rủi ro của các tầng trên càng được giảm đi.
  • Nếu cần rút vốn gấp thì nên rút tài sản ở các tầng dưới trước. Hạn chế tối đa việc bán tài sản ở các tầng trên. Bởi các tầng trên nếu bán đi không có kế hoạch trước sẽ rất sẽ gặp rủi ro, thua lỗ, thất thoát tài sản, tiền lời.
  • Cần chú ý xây dựng tháp đầu tư đúng thứ tự, vững chắc. Như vậy việc xây dựng các tầng trên sẽ được ổn định, tâm lý không dễ lung lay.

4.2. Hướng dẫn cách xây dựng các tầng tháp tài sản

Cách xây dựng các tầng tháp tài sản như thế nào?
Cách xây dựng các tầng tháp tài sản như thế nào?

4.2.1. Tầng 1: Tầng bảo vệ

Tầng bảo vệ là tầng cần được ưu tiên xây dựng nhất của tháp tài sản. Bởi đây là tầng đảm bảo cho cuộc sống của bạn vẫn được tiếp diễn. Ít nhất là ở mức cơ bản khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

Khoản ngân sách tài khoản đảm bảo bạn cần phải xây dựng ít nhất cho bạn có thể sống được trong từ 3 – 6 tháng khi các nguồn thu nhập của bạn bị vô hiệu hóa.

Khoản tiền này đến từ sự tiết kiệm thu nhập và các khoản thu nhập bị động của bạn trong một thời gian tương đối dài. Vì vậy cần phải cân đối việc chi tiêu để có tiền dư ra cho quỹ này.

4.2.2. Tầng 2: Tầng tài sản kế hoạch

Việc xây dựng ngân sách cho tầng tài sản kế hoạch trong kim tự tháp tài sản là để dành ngân sách cho những kế hoạch dài hạn trong tương lai.

Những mục tiêu tài chính cần dùng nguồn vốn ở tầng kế hoạch gồm: mua nhà, mua xe ô tô, cho con đi học đại học hay chi phí tiêu dùng lúc về hưu,…

Để xây dựng tầng kế hoạch này hiệu quả, bạn cần phải xác định mục tiêu trước một thời gian kha khá. Ví dụ như có kế hoạch để dành tiền mua nhà trong vòng 6 năm. Hay kế hoạch để tiền cho con đi học đại học từ khi sinh con hay con học tiểu học,…

Để xây dựng tầng này trong tháp tài sản, bạn có thể mua các loại bảo hiểm. Ví dụ như các loại bảo hiểm an sinh giáo dục, mua mở tài khoản ngân hàng riêng,…

4.2.3. Tầng 3: Mục tiêu ưu tiên

Với tầng tài sản này trong tháp tài sản, bạn có thể tạo ra các tài sản làm thu nhập thụ động cho mình.

Để dễ dàng xây dựng tầng tài sản ưu tiên này, bạn có thể đặt ra các mục tiêu lớn cần ưu tiên thực hiện ở một thời gian trong tương lai. 

Ví dụ vào năm 32 tuổi, bạn muốn có một căn nhà ở TP. Hồ Chí Minh hay muốn đưa cả gia đình đi du lịch thế giới. Như vậy bạn có thể phân mục tiêu này thành các mục tiêu nhỏ để thực hiện dần dần.

4.2.4. Tầng 4: Tài sản cho con cháu, hoạt động xã hội 

Khi bạn đã xây dựng đầy đủ các tầng ở phía dưới, bạn có thể trích ra một khoản trong thu nhập chủ động hay bị động để làm tài sản để lại cho con cháu.

Đối với những người có nguồn lực tài chính tốt có thể lập thêm một quỹ dành cho việc làm từ thiện hay các hoạt động xã hội.

5. Nên sử dụng mô hình quản lý tài chính tháp tài sản hay không?

Xây dựng tháp tài sản đúng cách giúp bạn có các tài sản nền, tài sản vô hình vững chắc
Xây dựng tháp tài sản đúng cách giúp bạn có các tài sản nền, tài sản vô hình vững chắc

5.1. Ưu điểm

Ưu điểm có thể thấy rõ nhất của tháp tài sản này là giúp cho bạn nhận thức tốt được vai trò của việc xây dựng khối tài sản cá nhân có thứ tự.

Cụ thể là xây dựng quỹ tài sản tập trung vào các tầng tài sản nền, tài sản vô hình, tài sản đảm bảo vững chắc cho bản thân. Cùng với đó giúp giảm thiểu rủi ro cho việc đầu tư nhưng vẫn biết cách phân bổ tài sản để đầu tư kiếm thêm, tối ưu thu nhập.

Tức là phải trau dồi thật nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để tạo ra các tài sản ở tầng trên tốt hơn. Cùng với đó phải có tài sản phòng vệ là các quỹ, ngân sách phòng bị cho các nhu cầu cơ bản cho cuộc sống và rủi ro trong cuộc sống chắc chắn.

Như vậy mới đảm bảo được nguồn tài chính của bạn không bị đứt đoạn khi có biến cố xảy ra.

Mô hình kim tự tháp tài sản này cực kỳ hữu ích cho những ai yếu về mặt lập kế hoạch chi tiêu, yếu về mặt tích lũy và không biết lập quỹ đầu tư hợp lý.

5.2. Nhược điểm của tháp tài sản

  • Là phương pháp đòi hỏi thời gian xây dựng lâu dài, tuần tự. Đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt. Đạt được hạn mức của mỗi tầng rồi mới có thể lên tầng tiếp.
  • Cần phải đặt các mục tiêu dài hạn cho các tầng từ đầu. Nếu đặt sai mục tiêu sẽ mất thời gian, công sức và phải phân bổ mục tiêu lại từ đầu.
  • Không quy định hạn mức của từng tầng. Người sử dụng mô hình cần phải tự cân đối tỷ lệ của từng tầng so với các tầng khác. Nếu quá trình đó không bền vững có thể dẫn đến việc kim tự tháp không bền vững.

6. Lời kết

Trên đây là những thông tin giúp xây dựng mô hình kim tự tháp tài sản là gì và cách xây dựng tháp tài sản này. Hi vọng qua đó các bạn có thể có được những kiến thức hữu ích nhất để quản lý tài chính cá nhân. Cùng với đó lên kế hoạch phân bổ nguồn vốn cá nhân hợp lý. 

Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn tiêu dùng, vay tín chấp thủ tục nhanh, đơn giản thì hãy liên hệ ngay với Dong Shop Sun qua hotline: 1800.5588.90. Chúng tôi giúp hỗ trợ khách hàng chi phí để chi tiêu cho các mục đích cá nhân, hỗ trợ vốn chi tiêu bất cứ khi nào bạn cần!

Scroll to Top