Rủi ro trong đầu tư là gì? Các cách hạn chế rủi ro trong đầu tư

Rủi ro trong đầu tư là gì?” là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đưa ra khi muốn tìm hiểu sâu vào cách đầu tư tài chính cho bản thân. Vậy các rủi ro trong đầu tư tài chính là gì? Làm sao để hạn chế các rủi ro này? Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Rủi ro trong đầu tư là gì?

Để phòng hờ tốt nhất các rủi ro trong đầu tư, trước hết, bạn cần hiểu thế nào là những rủi ro trong đầu tư, hay rủi ro trong đầu tư là gì.

Vậy thế nào là rủi ro trong đầu tư? 

Các rủi ro trong đầu tư là các sự kiện không mong muốn xảy ra trong quá trình đầu tư và gây ra các thiệt hại cho nhà đầu tư (gây ra việc thua lỗ cho nhà đầu tư dù ít hay nhiều).

Vậy các loại rủi ro trong đầu tư là gì?

2. Các loại rủi ro trong đầu tư 

2.1. Rủi ro hệ thống là gì?

Các rủi ro hệ thống trong đầu tư là gì?
Các rủi ro hệ thống trong đầu tư là gì?

Rủi ro hệ thống trong đầu tư chính là các rủi ro thị trường bạn sẽ phải đối mặt. 

Đây là các rủi ro có thể gây ảnh hưởng lớn lên toàn bộ nền kinh tế hoặc các nhóm lớn trên thị trường có tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.

Thông thường đây là các rủi ro liên quan đến tài chính, kinh tế vĩ mô, khiến bạn mất một phần rủi ro. 

Bên cạnh các rủi ro nói trên, các rủi ro hệ thống khác còn có:

  • Rủi ro về lãi suất.
  • Rủi ro về lạm phát.
  • Các rủi ro về tiền tệ.
  • Rủi ro về thanh khoản thị trường. 
  • Các rủi ro liên quan đến các vấn đề về quốc gia.
  • Các vấn đề về chính trị, xã hội trong nước hay quốc tế.

2.2. Rủi ro phi hệ thống là gì?

Rủi ro phi hệ thống còn được gọi là rủi ro cụ thể hoặc đặc trưng. 

Đây là các rủi ro có phạm vi hẹp, chỉ ảnh hưởng đến một ngành hay một công ty nhất định.

Các rủi ro này có thể xảy ra khi:

  • Có các sự kiện liên quan đến bộ máy quản trị một công ty. 
  • Có các quy định mới hay các sự kiện lớn liên quan đến một ngành cụ thể.
  • Xảy ra các biến cố lớn liên quan đến 1 công ty hay một ngành,…

Để tránh việc bị ảnh hưởng bởi rủi ro này, các nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tránh đầu tư tất cả tài sản vào một nguồn. Khi xảy ra biến cố – rủi ro phi hệ thống thì sẽ giảm được ảnh hưởng lên tổng quy mô đầu tư.

2.3. Các rủi ro kinh doanh

Các rủi ro kinh doanh là rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh, làm ăn của một doanh nghiệp cụ thể. 

Rủi ro này gây ảnh hưởng đến các chi phí doanh nghiệp phải trả để duy trì hoạt động như:

  • Tiền lương cho nhân viên.
  • Chi phí sản xuất.
  • Tiền thuê văn phòng, nhà xưởng, cơ sở vật chất kinh doanh.
  • Các chi phí quản lý doanh nghiệp.  

Mức độ rủi ro trong đầu tư xuất phát từ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như:

  • Mức độ cạnh tranh.
  • Tổng nhu cầu với các sản phẩm, dịch vụ.
  • Tỷ suất sinh lời khi bán hàng.
  • Giá vốn hàng hóa,…

2.4. Các rủi ro tín dụng 

Các rủi ro trong đầu tư liên quan đến tín dụng là gì. Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay không thể trả lãi hoặc gốc các khoản vay theo quy định trong hợp đồng.

Loại rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư.

Vì vậy, để giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên danh mục đầu tư của bạn, nhà đầu tư nên tham khảo xếp hạng của các cơ quan xếp hạng trái phiếu uy tín. Có thể kể đến như Standard and Poor’s để xác định loại trái phiếu nên đầu tư.

2.5. Rủi ro trong đầu tư về quốc gia

Khi xem xét ở cấp độ một quốc gia trong đầu tư, bạn cần phải xem xét các rủi ro cấp quốc gia. 

Các rủi ro quốc gia xảy ra khi một quốc gia không thể thực hiện các cam kết tài chính của mình. Cụ thể thường là các quốc gia có mức thâm hụt lớn hoặc các thị trường tài chính, nền kinh tế mới nổi. 

Các rủi ro này có ảnh hưởng đến:

  • Thị trường cổ phiếu, trái phiếu.
  • Các quỹ tương hỗ.
  • Các hợp đồng tương lai hay quyền chọn được phát hành trong quốc gia.

2.6. Các rủi ro về ngoại hối

Đây là một rủi ro mà nhiều nhà đầu tư chưa cân nhắc đến khi bắt đầu đầu tư trên thị trường nước ngoài. 

Rủi ro ngoại hối hay còn được gọi là rủi ro tỷ giá hối đoái. Rủi ro này được áp dụng cho tất cả các công cụ đầu tư tài chính bằng đơn vị tiền tệ khác với nội tệ của nước bạn.

Ví dụ: bạn là người Việt đầu tư sang thị trường Mỹ bằng đô la Mỹ. Mặc dù cổ phiếu tăng nhưng bạn vẫn có thể lỗ ngược nếu thị giá đồng đô Mỹ giảm nhiều so với đồng Việt.

2.7. Rủi ro trong đầu tư về lãi suất là gì?

Rủi ro trong đầu tư về lãi suất là mức chênh lệch giữa sự thay đổi của mức lãi suất tuyệt đối và giá trị một khoản đầu tư. 

Loại rủi ro này ảnh hưởng đến giá trị của trái phiếu trực tiếp và ảnh hưởng tới trái phiếu nhiều hơn ảnh hưởng tới cổ phiếu. Gây nên rủi ro đáng kể cho người nắm giữ trái phiếu.

Khi lãi suất giảm, giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp tăng và ngược lại. 

2.8. Các rủi ro về chính trị

Đây là rủi ro được gây ra do sự bất ổn của chính trị hay một quốc gia. 

Đây là các rủi ro xảy ra khi:

  • Có sự thay đổi trong bộ máy nắm quyền, chính phủ.
  • Có sự thay đổi trong bộ máy cơ quan lập pháp.
  • Thay đổi các nhà hoạch định chính sách đối ngoại.
  • Các vấn đề về quân sự.

2.9. Rủi ro trong đầu tư liên quan đến đối tác

Các rủi ro liên quan đến đối tác xảy ra khi một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. 

Rủi ro trong liên quan đến đối tác có thể xảy ra trong:

  • Các giao dịch tín dụng.
  • Các giao dịch đầu tư, nhất là các giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). 

2.10. Rủi ro về thanh khoản khi đầu tư

Rủi ro liên quan đến thanh khoản khi đầu tư là rủi ro các nhà đầu tư không thể bán chứng khoán để quy đổi thành tiền mặt được. 

Trong trường hợp đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản thấp, nhà đầu tư thường mua bảo hiểm cho các tài sản đầu tư. Nhờ đó họ sẽ nhận được đền bù khi nắm giữ chứng khoán trong một thời gian dài mà không thể bán đi/thanh lý. 

2.11. Rủi ro về tương quan giữa lãi suất và lợi nhuận 

Việc cân bằng lợi nhuận là mong muốn có rủi ro thấp nhất và lợi nhuận cao nhất có thể. 

Thông thường, các hình thức đầu tư có lợi nhuận càng cao thì rủi ro cũng cao tương ứng. Vì vậy, bạn cần phải xác định khẩu vị rủi ro của mình và đầu tư vào các khoản đầu tư có mức rủi ro phù hợp để có thể đạt được hiệu quả mong muốn cũng như giữ vững được tâm lý ổn định khi đầu tư.

2.12. Các rủi ro trong đầu tư khác

Có nhiều rủi ro trong đầu tư khác sẽ xảy ra nếu bạn không theo dõi khoản đầu tư thường xuyên và thay đổi danh mục đầu tư kịp thời. 

Bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả đầu tư và liên hệ với chuyên viên tư vấn tài chính của bạn thường xuyên để xem xét về hiệu suất và thời gian, mục tiêu đầu tư phù hợp.

3. Hướng dẫn các cách phòng tránh rủi ro trong đầu tư là gì?

Hướng dẫn các cách phòng tránh rủi ro trong đầu tư là gì?
Hướng dẫn các cách phòng tránh rủi ro trong đầu tư là gì?

3.1. Rút kinh nghiệm từ lịch sử của thị trường để tránh rủi ro trong đầu tư

Để phòng tránh tốt nhất các rủi ro trong đầu tư bạn cần nhìn vào lịch sử của thị trường để đánh giá tình hình thị trường đầu tư hiện tại.

Việc nghiên cứu diễn biến của thị trường từ các năm trước và lấy dữ liệu thống kê sẽ giúp quá trình đầu tư của bạn hiệu quả và bớt đi các rủi ro trong đầu tư.

3.2. Xác định rõ ràng thời gian đầu tư để chọn loại hình đầu tư phù hợp

Việc xác định thời gian đầu tư của bạn là vô cùng cần thiết. Bởi biết được thời gian đầu tư hiệu quả nhất sẽ giúp bạn chuẩn bị được nguồn vốn để đầu tư một cách chủ động. Đồng thời có thể chọn được hình thức, kênh đầu tư và cụ thể mã đầu tư phù hợp nhất cho mình.

3.3. Nên có các chuyên gia hỗ trợ quản lý đầu tư

Mỗi nhà đầu tư nên có cho mình một chuyên gia kinh tế, tài chính để đưa ra cho mình các lời khuyên để quản lý đầu tư hiệu quả nhất. Như vậy bạn sẽ ứng phó với các rủi ro tài chính hiệu quả hơn. Hơn thế nữa bạn cũng có người hỗ trợ trong các trường hợp xấu tốt nhất.

3.4. Xác định khả năng chịu rủi ro của người đầu tư

Để xác định được phương pháp đầu tư phù hợp, nhà đầu tư cần xác định được khẩu vị rủi ro (risk tolerance) của bản thân. Từ đó đánh giá được giới hạn chịu lỗ của bản thân và bảo toàn vốn đầu tư hiệu quả.

Bạn có thể đọc bài viết sau để xác định được mức chịu rủi ro của bản thân: Khẩu vị rủi ro là gì? Kênh đầu tư phù hợp với từng khẩu vị rủi ro.

Nếu bạn là người có mức chịu rủi ro thấp, bạn có thể chọn loại hình đầu tư có rủi ro thấp như đầu tư trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm.

Nếu bạn là người có khẩu vị rủi ro cao, bạn có thể đầu tư vào chứng khoán, bitcoin.

3.5. Tìm hiểu rõ các loại hình đầu tư và mức độ rủi ro

Để có thể chọn loại hình đầu tư phù hợp, bạn cần phải hiểu rõ các loại hình đầu tư hiện có. Các kênh đầu tư hiệu quả hiện nay với thứ tự rủi ro thấp dần như sau:

  • Đầu tư bitcoin/tiền ảo: đây là kênh đầu tư mới nhất, với tỷ suất sinh lời cao đi kèm với rủi ro cực kỳ cao. 
  • Đầu tư chứng khoán: không cần phải có nguồn vốn lớn bạn cũng có thể bắt đầu đầu tư bitcoin. Đây là kênh đầu tư với lợi nhuận cao, linh hoạt và là thị trường cực kỳ sôi động tại Việt Nam. Tuy nhiên đây là kênh chứa nhiều rủi ro hệ thống (rủi ro liên quan đến chính trị, kinh tế, lãi suất,…) và rủi ro cụ thể (giá cổ phiếu biến động với tình hình làm ăn của doanh nghiệp).
  • Đầu tư vàng: đây là kênh đầu tư, mua bán hiệu quả với thanh khoản cao. Tuy nhiên cũng là kênh đầu tư với rủi ro cao bởi giá vàng cũng biến động khá lớn.
  • Bất động sản: đây là kênh đầu tư với thời gian đầu tư khá dài so với các kênh trên. Tuy nhiên hiệu suất sinh lời cũng rất lớn nhưng yêu cầu phải có vốn đầu tư lớn mới có thể mua được bất động sản.
  • Đầu tư bảo hiểm: kênh đầu tư kết hợp giữa bảo vệ sức khỏe, gia đình và tiết kiệm, đầu tư. Đầu tư qua kênh này bạn có thể kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả.
  • Gửi tiền tiết kiệm: kênh đầu tư có ít rủi trong trong đầu tư nhất. Bởi lãi suất và số tiền gửi trong cách đầu tư này đã được ấn định từ đầu và hầu như không có rủi ro. 

4. Lời kết

Trên đây là các thông tin giải đáp về rủi ro trong đầu tư là gì cùng các loại rủi ro và các cách hạn chế rủi ro trong đầu tư. Hi vọng qua đó các bạn đã hạn chế được rủi ro trong đầu tư tài chính là gì cũng như có cách hạn chế đầu tư tốt nhất.

Nếu bạn muốn tìm kiếm một đơn vị cung cấp vốn tiêu dùng và các gói vay tài chính có lãi suất hợp lý thì Dong Shop Sun là đơn vị phù hợp nhất với bạn. Chúng tôi là công ty tài chính đến từ Nhật Bản, với nguồn vốn lớn và các loại hình cho vay đa dạng. Liên hệ chúng tôi qua hotline: 1800558890.

Xem thêm:

Scroll to Top