Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù mà ngành ngân hàng cần phải chú trọng và quản lý triệt để. Để quản lý rủi ro một cách hiệu quả, các ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp quản lý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về rủi ro lãi suất là gì, các loại rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro.
1. Rủi ro lãi suất là gì?
Rủi ro lãi suất là nguy cơ mà bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng phải đối mặt. Đây là tình trạng giảm lợi nhuận hoặc tổn thất tài sản do sự thay đổi của lãi suất gây ra. Sự mất cân đối giữa kỳ hạn của các tài sản và nợ có thể khiến lãi suất trở nên rủi ro hơn. Có 2 loại chính thường được nhắc tới hai loại chính là rủi ro lãi suất ngân hàng và trái phiếu.
Sự biến động lãi suất thị trường có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và tài chính về nhiều mặt:
- Ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng vì sẽ làm giảm thu nhập và tăng chi phí của ngân hàng.
- Ảnh hưởng đến giá trị của các khoản đầu tư vì giảm giá trị tài sản, đặc biệt là các khoản đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu và quỹ đầu tư.
- Ảnh hưởng đến chi phí vay vì lãi suất tăng sẽ dẫn đến chi phí vay tăng.
- Ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vì người vay có thể không thể trả nợ đúng hạn do lãi suất tăng.
2. Phân loại rủi ro lãi suất
Có 3 loại rủi ro:
2.1. Rủi ro hiển nhiên
Là rủi ro do đường cong lãi suất chuyển dịch song song lên hoặc xuống, các kỳ hạn khác nhau biến đổi giống nhau.
2.2. Rủi ro đường cong lợi suất
Là rủi ro do đường cong lãi suất thay đổi hình dạng gây ra.
2.3. Rủi ro đường cong lãi suất
Là khi đường cong lãi suất trở nên đảo ngược tức là khi lãi suất của kỳ ngắn hạn trở nên cao hơn lãi suất của kỳ dài hạn.
2.4. Rủi ro cơ bản
Là rủi ro xảy ra khi có sự thay đổi không đồng đều của các cơ sở lãi suất khác nhau. Điều này xảy ra khi bên tài sản có cho vay tài sản dựa trên cơ sở lãi suất khác còn bên đi vay lại dựa trên cơ sở lãi suất khác.
2.5. Rủi ro về thu nhập
Là rủi ro về thu nhập của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động khiến chi phí về huy động vốn và các khoản lãi thu được từ các khoản cho vay thay đổi.
2.6. Rủi ro giảm giá trị tài sản
Loại rủi ro này sẽ khiến cho giá trị của tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng.
2.7. Rủi ro lãi suất ngân hàng
Đây là rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt khi có sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho các khoản vay. Nếu lãi suất tăng, chi phí huy động sẽ tăng, nếu lãi suất khoản vay được giữ nguyên hoặc giảm sẽ làm lợi nhuận giảm.
2.8. Rủi ro lãi suất trái phiếu
Khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường thì các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với rủi ro trái phiếu. Nếu lãi tăng thì giá trị trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Điều này sẽ gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư đặc biệt là đối với trái phiếu có kỳ hạn dài và không có tính thanh khoản cao.
3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
Những nguyên nhân này như sau:
3.1. Sự biến động của lãi suất trên thị trường khác với dự kiến
Các chuyên gia và nhà quản trị luôn muốn có thể dự báo chính xác về biến động của lãi suất trên thị trường để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn tránh rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, dự báo này không thể chính xác tuyệt đối vì biến động lãi suất còn tuỳ vào nhiều yếu tố như: Cung cầu vốn trên thị trường; chính sách điều hành của chính phủ và ngân hàng nhà nước; lạm phát của nền kinh tế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư; cơ hội kinh doanh trên thị trường,…
3.2. Sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
Có lãi trường hợp dẫn đến rủi ro lãi suất trong trường hợp này:
- Trường hợp 1: Ngân hàng huy động tiền gửi với lãi suất biến đổi và cho vay với lãi suất cố định. Trường hợp lãi suất tiền gửi thay đổi tăng lên còn lãi suất vẫn cố định, không thay đổi thì chi phí sẽ tăng lên dẫn tới rủi ro nhiều hơn.
- Tường hợp 2: Ngân hàng huy động lãi suất tiết kiệm cố định và dùng tiền đố để đi đầu tư với lãi suất biến đổi thì khi lãi suất đầu tư giảm, lợi nhuận sẽ giảm dẫn tới rủi ro tăng lên.
3.3. Sự mất cân đối giữa tài sản và tài sản nợ
Nếu thu nhập từ số tiền NHTM cho vay thấp hơn chi phí bỏ ra (bao gồm lãi phải trả cho người gửi tiền và các chi phí hoạt động liên quan khác).
3.4. Kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ không cân xứng
Nguồn và tài sản của ngân hàng có những kỳ hạn khác nhau. Kỳ hạn đặt lãi sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng khi chúng được gắn với lãi suất. Ngân hàng phải lựa chọn, quyết định kỳ hạn đặt lãi sao cho phù hợp với từng khoản vay để tránh rủi ro về lãi suất.
4. Các yếu tố phản ánh rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại
4.1. Khe hở lãi suất
Khe hở lãi suất hình thành trên cơ sở chênh lệch giữa nguồn tiền và tài sản. Các nhà quản lý thường sử dụng khe hở lãi suất như là một chỉ số để quản lý lợi nhuận khi lãi suất thay đổi.
*Ví dụ: Ngân hàng nhận gửi tiết kiệm với khoản tiền 100 triệu động, lãi suất 5%/năm. Ngân hàng cho vay 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm. khi đó khe hở lãi suất là 5%.
- Nếu lãi suất vay tăng lên thì kẽ hở lãi suất tăng lên. Ví dụ tăng lên 11% thì kẽ hở lãi suất là 6%/năm.
- Nếu lãi suất giảm xuống còn 9%/năm thì kẽ hở lãi suất giảm còn 4%/năm.
4.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường
Sự thay đổi của lãi suất thị trường phản ánh, ảnh hưởng và gây ra sự mất cân bằng giữa chi phí huy động vốn và thu nhập từ lãi suất.
Khi ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dường thì tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng. Trường hợp ngân hàng duy trì khe hở âm thì là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm.
5. Quản lý rủi ro lãi suất như thế nào?
Các nhà đầu tư và ngân hàng thương mại nên cần phải có biện pháp quản lý rủi ro liên quan đến lãi suất.
5.1. Đối với nhà đầu tư
Các nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách hiệu quả để giảm rủi ro về lãi suất. Các kênh mà nhà đầu tư có thể phân bổ tài sản là: trái phiếu, cổ phiếu, tiền mặt và vàng…
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần cập nhật thông tin về thị trường lãi suất để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Việc đánh giá kỹ lưỡng khả năng chịu đựng rủi ro của mình trước khi đầu tư cũng vô cùng cần thiết để quản lý rủi ro lãi suất.
5.2. Đối với ngân hàng
Ngân hàng là một trong những tổ chức sẽ phải chịu rủi ro lãi suất lớn nhất nếu như điều này xảy ra. Vì thế, các ngân hàng luôn dự phòng các phương án quản lý rủi ro tối ưu nhất.
Để tăng cường năng lực quản lý rủi ro, các NHTM cần:
- Sử dụng phương pháp đa dạng hóa danh mục cho vay và huy động vốn, tránh tập trung vào một số ngành nghề nhất đinh;
- Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro tích cực;
- Sử dụng các công cụ phái sinh tài chính để giảm thiểu rủi ro lãi suất.
- Đảm bảo quy trình quản lý rủi ro.
6. Tạm kết
Trên đây là những thông tin về rủi ro lãi suất là gì, các loại rủi ro và các quản lý rủi ro. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các nhà đầu tư để có thể quản trị rủi ro tốt hơn.
Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu vay tín chấp nhanh chóng, vay tiền tiêu dùng thủ tục đơn giản thì hãy liên hệ ngay với Dong Shop Sun. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, giúp bạn vay vốn dễ dàng nhất.