Trong thời buổi có nhiều rủi ro trong các dịch vụ tài chính như hiện nay, nhiều người thắc mắc có hay không các rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng online hay trực tiếp.
Các ngân hàng vẫn luôn được cho là kênh gửi tiền an toàn hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị mất tiền liên quan đến hình thức gửi tiền này. Vậy vì sao những vụ lừa đảo khi gửi tiền tiết kiệm lại xảy ra. Mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Dong Shop Sun!
1. Hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng có an toàn không?
Ngày nay các hình thức gửi tiền tiết kiệm online, các đơn vị gửi hỗ trợ gửi tiền tiết kiệm ngày càng nhiều. Đi kèm với đó là càng nhiều rủi ro khi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, kể cả là gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn hay gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn.
Điều này đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi gửi tiết kiệm ngân hàng có an toàn không hay gửi tiết kiệm online có an toàn không,…
Vậy gửi tiết kiệm ngân hàng có thực sự an toàn không? Câu trả lời là cực kỳ an toàn. Ngân hàng vẫn luôn được đánh giá là một trong những kênh trú ẩn an toàn nhất cho tiền tiết kiệm của người dân bởi:
- Chính sách của các ngân hàng: Mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện tại ngân hàng đều được lưu lại trên hệ thống lưu trữ. Từ đó, nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đều có căn cứ để truy vấn, truy xuất dữ liệu.
- Đối tượng thực hiện giao dịch: Theo quy định ngân hàng hiện nay, khi khách hàng thực hiện gửi tiền tại ngân hàng cần phải trực tiếp đến ngân hàng làm thủ tục. Tương tự như vậy, khách hàng cũng phải trực tiếp đến ngân hàng nếu muốn thực hiện thủ tục rút tiền.
- Các ngân hàng đều bị kiểm soát bởi pháp luật: Các ngân hàng ở Việt Nam đều bị kiểm soát bởi pháp luật Việt Nam. Vì vậy các khoản tiền gửi của các bạn đều được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên các bạn cần đảm bảo việc gửi tiền đúng với quy định, có đầy đủ giấy tờ đảm bảo về mặt pháp luật.
1.1. Vẫn có rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng khi ngân hàng phá sản
Theo như nội dung trong Luật Tổ chức Tín dụng sửa đổi năm 2017, các Ngân hàng, kể cả Ngân hàng nhà nước đều có thể tuyên bố phá sản khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
Khi nói đến việc ngân hàng có thể phá sản, nhiều người gửi tiền ngân hàng sẽ đưa ra luận điểm là có thể yên tâm trong trường hợp này bởi đã có Bảo hiểm tiền gửi.
Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, các ngân hàng nhận tiền gửi cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.
Tuy nhiên, rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng cũng nằm ở đây khi số tiền được bảo hiểm bồi thường chỉ được tối đa là 75.000.000 VNĐ.
Cụ thể theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg quy định:
“Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (bảy mươi lăm triệu đồng).”
Như vậy, kể cả khi bạn gửi vào ngân hàng A 1 tỷ thì khi ngân hàng này phá sản, bạn vẫn sẽ chỉ được bồi thường 75 triệu.
Tuy nhiên, trong thực tế, rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng do nguyên nhân ngân hàng phá sản cực kỳ nhỏ, thậm chí là không tồn tại. Bởi khi tình hình kinh doanh của một ngân hàng khó khăn, họ sẽ chọn các phương án như: hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng cổ phần cho ngân hàng khác, phần vốn góp, giải thể hay chuyển giao bắt buộc. Và phá sản chỉ là phương án sau cùng nhất.
Trên thực tế, những rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng thường phát sinh xuất phát từ những nguyên nhân trong phần tiếp theo đây.
2. Những rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng
2.1. Mất tiền do để lộ thông tin cá nhân
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng, nền tảng gửi tiền tiết kiệm ngân hàng trực tuyến được phát hành. Vì vậy việc để lộ thông tin các tài khoản online cũng sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Điểm thu hút của việc gửi tiền tiết kiệm online nằm ở sự tiện lợi cũng như mức lãi suất cao hơn khi gửi tiền tại quầy.
Tuy nhiên vì việc lưu trữ dữ liệu online nên cũng tiềm ẩn cực kỳ nhiều rủi ro khi gửi tiết kiệm online ngân hàng. Có thể kể tới như:
- Lộ thông tin do bảo mật thông tin không tốt, cho người khác biết được thông tin tài khoản.
- Gặp rủi ro khi gửi tiết kiệm online vì để lộ mã OTP do truy cập các đường link lạ.
- Truy cập vào các đường link lạ có chứa virus, mã độc, truy cập vào trang web lừa đảo mạo danh web ngân hàng thật.
- Dùng chung wifi công cộng bị lộ thông tin cá nhân.
- Bị hacker nhắm tới và hack tài khoản,…
2.2. Rủi ro gửi tiết kiệm ngân hàng – Mất tiền vì ký sẵn chứng từ
Vào năm 2016, báo Vnexpress.net có đăng tải vụ việc của anh Lê Đình Trung ở An Giang. Với trường hợp này, anh Trung vì muốn thủ tục được thực hiện nhanh chóng đã ký vào những chứng từ trắng ở ngân hàng Việt á ở Cần Thơ. Vì vậy mà sau đó, anh đã mất hết tiền từ 5 cuốn sổ tiết kiệm ngân hàng.
Từ trường hợp này, có thể thấy, rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng có thể đến từ sự chủ quan khi ký trước các giấy tờ của người dân. Vì vậy các bạn nên đến thực hiện các thủ tục trực tiếp. Không nên nhờ nhân viên ngân hàng hay người khác gửi ngân hàng giùm.
2.3. Nhờ người khác gửi tiền tiết kiệm giùm
Các rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng khác còn đến từ việc nhờ người thân, họ hàng gửi tiền tiết kiệm hộ, sau đó số tiền gửi tiết kiệm cũng “không cánh mà bay”.
Vì vậy, để không gặp phải rủi ro này, bạn nên tự mình đến các ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm. Hoặc trong trường hợp của các em còn nhỏ thì cần đến với người bảo hộ là cha, mẹ hay những người thực sự đáng tin tưởng. Cần chọn người để nhờ gửi tiền cẩn thận và nếu được thì hạn chế tối đa việc gửi tiền nhờ.
2.4. Gặp rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng vì gửi tiền qua nhân viên ngân hàng
Nhiều người hay sử dụng các dịch vụ ngân hàng và thân thiết với một số nhân viên ngân hàng nên đã chủ quan nhờ các nhân viên này gửi tiền tiết kiệm ngân hàng giùm.
Vì vậy tạo điều kiện cho một số nhân viên ngân hàng có lòng tham gian lận, chiếm mất phần tiền gửi tiết kiệm. Vì vậy, tốt nhất các bạn vẫn nên ra ngân hàng làm thủ tục gửi tiết kiệm trực tiếp. Và các nhân viên ngân hàng cũng không nên nhận gửi tiền tiết kiệm giùm.
3. Những nguyên tắc giúp giữ an toàn tiền gửi ngân hàng
3.1. Kiểm tra kỹ lưỡng nội dung trên sổ tiết kiệm hay hợp đồng gửi tiền
Trong một số trường hợp, nhân viên ngân hàng cố tình nhập nhầm hay nhập thiếu, sai nội dung hợp đồng tiền gửi khiến bạn mất tiền gửi ngân hàng.
Vì vậy để tránh các rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn nên kiểm tra kỹ những nội dung sau trong hợp đồng:
- Họ tên, địa chỉ người gửi tiền và người đồng sở hữu.
- Loại tiền gửi.
- Số tiền gửi.
- Ngày gửi tiền.
- Kỳ hạn gửi tiền.
- Ngày đến hạn tiền gửi.
- Phương thức trả lãi, lãi suất tiền gửi,…
3.2. Thường xuyên kiểm tra số dư ngân hàng
Cần kiểm tra tài khoản gửi tiết kiệm hàng tuần, tháng qua các dịch vụ kiểm soát số dư tài khoản điện tử như Internet Banking, Mobile Banking.
Bởi chỉ có khi phát hiện ra sớm và báo các cơ quan có trách nhiệm sớm thì mới có cơ hội lấy lại tài sản cho bạn.
3.3. Tránh rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng bằng cách không ký trước giấy tờ
Tuyệt đối không ký trước các chứng từ, giấy tờ trắng. Việc ký trước các chứng từ sẽ tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng có thể lợi dụng điền nội dung bất lợi cho bạn vào các giấy tờ này. Hay như trường hợp bên trên là khiến bạn mất tiền gửi ngân hàng.
Cùng với đó, các nhân viên ngân hàng cũng nên làm đúng theo quy định của ngân hàng là chỉ làm thủ tục cho những khách hàng làm thủ tục trực tiếp và ký kết hợp đồng trực tiếp.
3.4. Bảo quản cẩn thận sổ tiết kiệm
Bạn cần tuân thủ ba điều sau để giữ an toàn cho tài khoản tiết kiệm của mình về sổ tiết kiệm của mình:
- Cất giữ sổ tiết kiệm cẩn thận và báo ngay cho ngân hàng khi bị mất. Cần chú ý là cần phải đến trực tiếp ngân hàng để làm giấy báo mất sổ tiết kiệm trong vòng 24 giờ.
- Không cho bất kỳ ai mượn sổ tiết kiệm. Bởi người mượn sổ tiết kiệm của bạn có thể làm giả giấy tờ tùy thân và rút tiền trong sổ ra.
- Không cho nhân viên ngân hàng “nợ” sổ khi đã gửi tiền vào tài khoản: tương tự như trường hợp trên, nhân viên ngân hàng có cách để dùng sổ của bạn để rút tiền.
3.5. Cố gắng giữ một chữ ký
Giữ một chữ ký giúp bạn tránh gặp các rắc rối trong việc làm thủ tục. Bởi nếu chữ ký của bạn khi làm thủ tục sau này khác với các chữ ký trước kia, ngân hàng sẽ không chấp nhận bạn là người trước kia làm thủ tục và không cho phép bạn chấp nhận giấy tờ.
Bên cạnh đó, việc giữ một chữ ký cũng làm giảm rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng. Bởi chữ ký trong các giấy tờ là căn cứ để xác định chủ quyền tài sản khi tranh chấp.
3.6. Cách giảm rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng – Cẩn thận khi giao dịch trên mạng
Hiện có rất nhiều trang web tài chính hay các sàn thương mại, giao dịch điện tử trên mạng. Mỗi nền tảng giao dịch đều yêu cầu ta khai báo thông tin và có thông tin đăng nhập, giao dịch.
Vì vậy bạn nên cẩn thận khi đăng ký giao dịch trên một nền tảng mới. Cần phải kiểm tra độ uy tín, nguồn gốc ứng dụng chính xác để tránh mất thông tin và mất tài sản.
4. Lời kết
Trên đây là những rủi ro khi gửi tiết kiệm ngân hàng bạn cần phải biết để phòng tránh trường hợp bị lừa đảo. Hi vọng qua đó các bạn đã có được đầy đủ kiến thức để giữ cho tài khoản của mình an toàn nhất.
Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ tài chính, vay tiền tiêu dùng thì Dong Shop Sun chính là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Chúng tôi là tổ chức tài chính với kinh nghiệm cho vay lâu năm và đầy đủ các hình thức cho vay và thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Hãy liên hệ với Dong Shop Sun ngay với số điện thoại 1800.5588.90.
Xem thêm: Gửi tiết kiệm tích lũy là gì? Nên gửi tiết kiệm tích lũy ở ngân hàng nào?