Room tín dụng là gì? Nên làm gì khi ngân hàng hết room tín dụng?

Room tín dụng là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành ngân hàng nhưng lại khá xa lạ với khách vay tiền ngân hàng hay người sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy, có nhiều người thắc mắc room tín dụng là gì, room giải ngân là gì hay các thuật ngữ liên quan đến vấn đề này. Để tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này, mời bạn đọc bài viết bên dưới từ Dong Shop Sun!

1. Room tín dụng là gì?

Room tín dụng là gì?
Room tín dụng là gì?

Room tín dụng là gì hay room giải ngân là gì là những thắc mắc của nhiều người trong quá trình tìm hiểu kiến thức ngân hàng. 

Room tín dụng là hạn mức cho vay của một ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng. Với vai trò này room tín dụng còn được gọi là room giải ngân. 

Giới hạn của room tín dụng hay hạn mức cho vay của các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định và được áp dụng cho tất cả các ngân hàng.

2. Vì sao ngân hàng nhà nước cần áp dụng giới hạn room tín dụng cho các ngân hàng

Mức phân bổ room tín dụng cho các ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước công bố vào đầu năm. 

Vậy vì sao Ngân hàng Nhà nước cần phải quy định giới hạn room tín dụng cho các ngân hàng?

Quy chế quy định room tín dụng của các ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Bởi nếu lượng tiền được các ngân hàng giải ngân ra thị trường quá nhiều sẽ khiến cho cung tiền quá cao và khiến tiền mất giá dẫn tới lạm phát.

3. Giải thích các thuật ngữ về room tín dụng

3.1. Ngân hàng cạn room tín dụng/hết room tín dụng là gì?

Cạn room tín dụng/hết room tín dụng là gì?
Cạn room tín dụng/hết room tín dụng là gì?

Sau khi đã biết room room giải ngân hay room tín dụng là gì ở bên trên, hẳn bạn sẽ thắc mắc ngân hàng cạn room tín dụng là gì hay hết room tín dụng là gì.

“Hết room tín dụng” hay “Cạn room tín dụng” là những thuật ngữ chỉ tình trạng ngân hàng giải ngân vượt quá giới hạn tín dụng được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước và không có khả năng cho vay thêm.

Nguyên nhân của việc hết hay cạn room tín dụng có thể đến từ việc các ngân hàng cho vay vào các lĩnh vực có độ rủi ro cao. Có thể kể đến như trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản,…

Việc ngân hàng cạn room tín dụng hay hết room tín dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng khi ngân hàng không còn khả năng cho vay hay trả lãi tiền gửi. 

Để khắc phục tình trạng này nhanh chóng nhất, các ngân hàng thường yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng.

3.2. Tăng/Nới room tín dụng là gì?

Tăng/Nới room tín dụng là gì?
Tăng/Nới room tín dụng là gì?

Vậy tăng room tín dụng hay nới room tín dụng là gì? 

Nới room tín dụng chính là việc Ngân hàng Nhà nước “giải cứu” Ngân hàng Thương mại khi Ngân hàng Thương mại hết room tín dụng bằng cách nới rộng giới hạn tín dụng cho ngân hàng Thương mại. 

Khi đó Ngân hàng Thương mại có thể vay thêm vốn và tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng mà không bị gián đoạn.

Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước bổ sung hạn mức tăng thêm của room tín dụng là các ngân hàng phải đáp ứng được các tiêu chí về sự an toàn và tin cậy của các hoạt động tài chính. 

3.3. Siết room tín dụng là gì?

Siết room tín dụng là gì?
Siết room tín dụng là gì?

Siết room tín dụng là hành động của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong một số lĩnh vực. Nhờ đó giúp kiểm soát sự tăng trưởng của các lĩnh vực này, ngăn chặn sự tăng trưởng quá mức trong các lĩnh vực này. 

Các lĩnh vực thường bị siết tín dụng có thể kể tới như chứng khoán và bất động sản.

4. Cách tính room tín dụng như thế nào?

Room tín dụng của từng ngân hàng được quy định theo từng năm. Quy định này sẽ được tính dựa trên mức độ tăng trưởng của ngân hàng và hiệu quả quản lý.

Đầu mỗi năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân phối tỷ lệ hạn mức tăng trưởng cho ngân hàng. 

Công thức để tính được hạn mức tín dụng tối đa của ngân hàng:

Mức tín dụng tối đa của ngân hàng = Quy mô tín dụng x Hạn mức tăng trưởng tín dụng

Ví dụ: Ngân hàng C có quy mô tín dụng năm 2022 là 150.000 tỷ. Đầu năm 2023, ngân hàng có hạn mức tín dụng là 10%. Vậy room tín dụng của ngân hàng trong 2023 là: 150.000 x 110% = 165.000 tỷ.

5. Khách hàng nên làm gì khi ngân hàng hết room tín dụng?

Khách hàng nên làm gì khi ngân hàng hết room tín dụng?
Khách hàng nên làm gì khi ngân hàng hết room tín dụng?

Khi biết ngân hàng mình đang sử dụng các dịch vụ tài chính sắp hết room tín dụng, bạn không nên hoảng loạn mà nên bình tĩnh liên hệ với ngân hàng để xác nhận tính chính xác của thông tin trước. Sau đó bạn có thể cân nhắc các lựa chọn sau:

  • Nhờ sự tư vấn của bên ngân hàng: bạn có thể nhờ chính nhân viên tư vấn của ngân hàng để tư vấn các giải pháp tốt nhất cho tài khoản của mình. Khi đó các ngân hàng sẽ luôn đưa ra các đề xuất tốt nhất cho khách hàng để bạn lựa chọn.
  • Lựa chọn một ngân hàng khác: tìm hiểu và chuyển các khoản tiết kiệm, các dịch vụ đang dùng sang một ngân hàng còn room tín dụng.
  • Sử dụng dịch vụ của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: thay vì vay của ngân hàng, bạn cũng có thể lựa chọn các tổ chức tín dụng tư nhân khác. Đây có thể là lựa chọn dễ dàng hơn cho bạn với các điều kiện vay vốn đơn giản và thời gian giải ngân nhanh hơn của ngân hàng. Tuy nhiên bạn cần phải tìm kiếm các đơn vị cho vay uy tín như Dong Shop Sun để vay vốn an toàn.
  • Sử dụng thẻ tín dụng thay thế: nếu bạn chỉ cần vay trong vòng một tháng thì việc sử dụng thẻ tín dụng thay thế là hết sức tiện lợi. Đây là cách giúp bạn vay với lãi suất 0 đồng lại chỉ cần làm hồ sơ một lần.
  • Điều chỉnh chi phí, tích góp vốn, giảm nợ để giảm áp lực vay tiền.

6. Lời kết

Trên đây là các thông tin đầy đủ nhất về room tín dụng là gì cũng như siết room tín dụng, ngân hàng cạn/hết room tín dụng là gì. Hi vọng qua đó có thể giúp bạn chủ động hơn trong quá trình sử dụng các dịch vụ tài chính. 

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị hỗ trợ tài chính nhanh chóng và đáng tin cậy bên cạnh các ngân hàng thì Dong Shop Sun chính là lựa chọn hàng đầu. Tại Dong Shop Sun, bạn có thể vay tiền với nhiều hình thức và lấy tiền nhanh trong ngày một cách hoàn toàn an toàn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1800558890.

Scroll to Top