Bất kỳ ai cũng đều muốn hướng tới một mục tiêu tài chính của cá nhân mình, đó có thể là trở nên giàu có, hay chỉ đơn giản là đủ tiêu đủ chi trong gia đình, một số người đặt ra mục tiêu được nghỉ hưu sớm… Để làm được điều đó thì cần có cách quản lý chi tiêu tài chính cá nhân, cách quản lý tài chính hiệu quả. Theo đây, Finance Investment sẽ giới thiệu đến quý độc giả một số cách quản lý chi tiêu cá nhân cho sinh viên, người đi làm hay bất kỳ ai hiệu quả nhất từ Finance Investment.
1. Những cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nhất 2023
1.1. Quản lý chi tiêu cá nhân – Kiểm tra định kỳ các khoản chi tiêu theo ngày
Điều quan trọng trong việc quản lý chi tiêu của bản hiệu quả là bạn phải biết được tiền của mình đã được tiêu cho những việc gì trong ngày. Bạn có thể ghi chú lại bằng một File excel quản lý chi tiêu cá nhân bạn tự làm hay tìm hiểu sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu khác.
Một số ứng dụng có thể kể đến như: Money Lover, Sổ thu chi Misa, Fast Budget – Expense Manager…
Hoặc nếu bạn là không thích sử dụng công nghệ có thể dùng phương pháp Kakeibo trong cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật để quản lý chi tiêu.
- Ưu điểm: giúp bạn biết rõ những gì đã chi tiêu.
- Nhược điểm: chưa cải thiện được thu nhập, giúp có thêm thu nhập thụ động hay đầu tư phát triển bản thân được.
1.2. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau
Mỗi tháng, khi đến kỳ chi lương, mọi người thường có xu hướng chi trả các hóa đơn tiền điện, nước trước. Sau đó họ mua cho mình và gia đình một món gì đó để tự thưởng cho bản thân. Phần tiền còn lại là để chi tiêu trong tháng tiếp theo và nếu còn tiền thì mới tiết kiệm.
Hậu quả là có rất nhiều người không những cuối tháng không tiết kiệm được đồng nào. Hơn nữa còn thiếu tiền chi tiêu cho những ngày còn lại đến mức phải đi mượn tiền tiêu.
Cách làm như thế về lâu dài không tốt chút nào. Thay vào đó khi lương vào, bạn nên học cách chi tiêu tiết kiệm bằng cách ấn định một khoản chi tiêu cá nhân riêng ra và một khoản nhỏ để tiết kiệm trước. Sau đó mới bắt đầu chi những khoản ngoài.
Xem thêm: 6 cách chi tiêu tiết kiệm hợp lý trong sinh hoạt hằng ngày
1.3. Bắt đầu một quỹ khẩn cấp
Mỗi ngày, ngày càng có nhiều người rơi vào tình cảnh đáng báo động vì họ không để dành bất cứ thứ gì cho những trường hợp khẩn cấp. Để bắt đầu quản lý chi tiêu cá nhân tốt, hãy bắt đầu giảm bớt chi tiêu nhiều nhất có thể mỗi tháng.
Các chuyên gia khuyên bạn nên tiết kiệm đủ để trang trải chi phí từ ba đến sáu tháng. Hãy lưu ý rằng các đợt sale sập sàn không phải là một trường hợp khẩn cấp và bạn đương nhiên không nên tiêu khoản tiền này cho nó. Ví dụ về trường hợp khẩn cấp bao gồm mất việc làm, tai nạn và dịch bệnh…
1.4. Thay đổi lối sống tiết kiệm hơn nếu cần thiết khi quản lý chi tiêu cá nhân
Nếu trước đây mỗi khi có lương về thì việc đầu tiên bạn thường làm là mua món gì ngon ngon về ăn hoặc chiêu đãi mọi người trong công ty, gia đình. Chính việc này dẫn tới cảnh túng thiếu vào mỗi cuối tháng của bạn. Vì vậy ngay lập tức nên thay đổi sang một lối sống tiết kiệm hơn.
Bạn có thể nghĩ đến việc dọn đến một căn phòng nhỏ hơn và đương nhiên giá rẻ hơn. Hay thay đổi phương tiện hằng ngày từ xe máy sang xe buýt. Hay đơn giản là từ chối những lời rủ uống trà sữa ăn vặt của đồng nghiệp vào mỗi xế chiều.
Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền và là một bí quyết chi tiêu tiết kiệm khi có mức thu nhập thấp.
1.5. Thay đổi tư duy
Mọi người thường nghĩ để duy trì thói quen chi tiêu tốt sẽ cần kỷ luật thép để ta không còn bị cám dỗ bởi nhiều tác nhân bên ngoài nữa. Tuy nhiên, sự thật là chỉ cần thay đổi suy nghĩ của bạn một chút về tiền bạc sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại việc mua sắm vô tội vạ và siết chặt ngân sách.
Đừng chỉ nghĩ đến số tiền trong số dư ngân hàng của bạn mà hãy nghĩ đến cả những khoản tiền mặt bạn đang có.
Để quản lý chi tiêu cá nhân hợp lý, hãy nghĩ về những thứ hữu hình mà một khoản tiền đại diện cho. 50 nghìn có thể tương đương với một bữa ăn trưa, 500 nghìn bạn có thể ăn trưa đến 10 lần.
Giữ thói quen tiết kiệm và suy nghĩ thật kỹ xem khoản chi đó là cần thiết hay không chính là cách quản lý chi tiêu tài chính cá nhân. Nếu không bạn có thể để dành để sử dụng cho những việc yêu thích sau này.
Xem thêm: Cách tiết kiệm tiền lương mỗi ngày giúp bạn trở nên giàu có
1.6. Bí quyết quản lý chi tiêu cá nhân – Cố gắng tránh các khoản nợ
Nhưng một chiến thuật quan trọng là tập trung vào việc tránh nợ. Điều này có nghĩa là bạn phải trả hết nợ. Cho dù bạn bắt đầu với một khoản nợ nhiều hay ít, thì chung quy lại bạn vẫn nên huỷ hoặc cất thẻ tín dụng của mình, tránh tiêu pha linh tinh để không tích lũy thêm nợ.
Đừng cảm thấy như bạn không thể áp dụng những thói quen tài chính cá nhân tuyệt vời chỉ vì bạn đang mắc nợ. Hãy nghĩ rằng bạn sẽ trả nợ nhanh hơn nếu tiếp tục và kiên trì với nó.
2. Các phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hữu ích
2.1. Chi trả cho bản thân trước – Pay yourself first
Theo phương pháp này, bạn cần để dành một khoản thu nhập của mình để tiết kiệm. Đây là khoản tiết kiệm cho tương lai hoặc cho các mục đích dài hạn. Thường chiếm 10% thu nhập.
Cách tiết kiệm này được gọi là pay yourself first. Bởi theo cách này, bạn đang trả trước cho bản thân tiền sẽ chi tiêu sau này. Phần thu nhập còn lại bạn có thể sử dụng để chi tiêu tùy ý.
2.1.1. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: điểm tốt của cách này là dễ dàng áp dụng.
- Nhược điểm: tuy nhiên cách tiết kiệm này chỉ giúp bạn để dành khoản tiền cho lúc cần mà không giúp “tiền đẻ ra tiền”, đầu tư để có thể thu nhập được.
2.2. Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả – Mô hình 6 chiếc lọ tài chính
Đây là cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nổi tiếng của T.Harv Eker – tác giả cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú”.
Với phương pháp này, bạn sẽ chia thu nhập của mình vào 6 chiếc lọ để quản lý. Trong đó bao gồm:
- Lọ nhu cầu thiết yếu.
- Lọ ăn chơi.
- Lọ để dành để chi tiêu trong tương lai.
- Chiếc lọ dành cho giáo dục.
- Chiếc lọ để tiền đầu tư, kinh doanh.
- Lọ từ thiện.
Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính này có ưu điểm lớn là các khoản tiền được phân chia rõ ràng với từng mục đích cụ thể. Nhờ đó giúp bạn phát triển cuộc sống một cách toàn diện nhất.
Bạn cũng có thể điều chỉnh tỷ lệ của những chiếc lọ cho phù hợp với nhu cầu của bản thân nhất.
2.3. Phương pháp quản lý chi tiêu tài chính cá nhân 50/30/20
Theo phương pháp chi tiêu 50/30/20 này, bạn chia thu nhập của mình thành 3 khoản:
- 50% thu nhập dành cho các nhu cầu thiết yếu: ăn uống, tiền điện nước, tiền nhà,…
- 30% thu nhập tiếp theo để dành cho các nhu cầu giải trí như du lịch, đi chơi với bạn bè, liên hoan,…
- 20% phần chi tiêu còn lại là để cho tiết kiệm và thanh toán các khoản nợ.
Cách quản lý tài chính cho bản thân này nổi tiếng vì sự đơn giản, thích hợp cho người mới bắt đầu. Do mới bắt đầu quản lý cho chi, một mô hình đơn giản sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn những mô hình quá khắt khe.
2.3.1. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: dễ áp dụng cho người mới bắt đầu quản lý tiền bạc của bản thân.
- Nhược điểm: không thể giúp bạn mở rộng khoản tiết kiệm, có thêm thu nhập.
Xem thêm: Những cách giúp mở rộng tiền tiết kiệm của bạn nhanh chóng
2.4. Áp dụng phương pháp 10/20/70
Đây là phương pháp tích hợp từ 3 cách quản lý tài chính cá nhân. Đó là phương pháp Pay Yourself First, quy tắc 50/30/20 và phương pháp 6 chiếc lọ.
Với cách quy tắc này, thu nhập của bạn sẽ được chia ra thành 3 phần như sau:
- 10% để tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp cũng như các mục tiêu dài hạn.
- 20% thu nhập để đầu tư phát triển bản thân, giáo dục, học thêm các kỹ năng.
- 70% còn lại để dành để giải trí, chi tiêu hằng hằng ngày, đầu tư kinh doanh thêm.
2.4.1. Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm: tích hợp ưu điểm của các phương pháp Pay Yourself First, quy tắc 50/30/20 và phương pháp 6 chiếc lọ. Vừa dễ áp dụng, theo dõi vì không phải phân bổ tiền thành quá nhiều phần lại phân chia được thu nhập một cách hiệu quả.
Nhược điểm: phần 70% thu nhập cho giải trí, kinh doanh đầu tư khá lớn. Dễ khiến người áp dụng chi tiêu cho giải trí quá nhiều.
3. Tạm kết
Trên đây là tổng hợp những cách để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả, cách quản lý chi tiêu tài chính cá nhân. Mong rằng bài viết trên là hữu ích.
Xem thêm: Top 7 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên dễ áp dụng
Nguồn tham khảo :
https://nomoredebts.org/blog/manage-money-better/steps-for-effective-personal-finance-management-and-planning
https://www.marcuslemonis.com/life-skills/managing-personal-finances
https://www.fscb.com/blog/7-money-management-tips-to-improve-your-finances