Nợ xấu là một thuật ngữ tài chính được sử dụng nhiều trong thời sự và các bản tin tài chính. Nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ nợ xấu là gì hay chỉ mang máng hiểu đó là khoản nợ khó đòi hay nợ quá hạn. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nợ xấu là gì và thu hồi, phân loại nhóm nợ xấu ngân hàng mới nhất, thông tin về mua bán các nhóm nợ xấu là gì với Finance Investment nhé.
1. Nợ xấu là gì? Phân loại các nhóm nợ xấu ngân hàng mới nhất
Theo Wikipedia, nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn. Có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ.
Điều kiện tiên quyết khiến những khoản nợ này được chính thức liệt kê vào nhóm nợ xấu là thời gian trả nợ chậm từ quá 90 ngày trở đi. Thời gian này được quy định chính thức bởi Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam – CIC.
Thời gian trễ trả nợ càng lâu, số tiền vay càng lớn thì cấp độ nợ xấu càng cao. Cụ thể nợ xấu được phân loại theo những nhóm dưới đây.
1.1. Phân loại nợ xấu
Theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, phân loại các nhóm nợ xấu ngân hàng mới nhất gồm 5 nhóm như sau:
Nhóm nợ | Các trường hợp nợ |
Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn | Quá hạn dưới 10 ngàyCác khoản nợ có khả năng thanh toán trong hạn |
Nợ nhóm 2 Nợ cần chú ý | Trên 10 ngày – Dưới 90 ngàyCác khoản nợ có kỳ hạn thanh toán đã được điều chỉnh |
Nợ nhóm 3 (nợ xấu) Nợ dưới tiêu chuẩn | Từ 91 ngày – 180 ngàyCác khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày.Các khoản nợ phải được miễn/giảm lãi do không đủ khả năng thanh toán |
Nợ nhóm 4 (nợ xấu) Nợ nghi ngờ | Từ 181 ngày – 360 ngàyCác khoản nợ được gia hạn thanh toán nhưng vẫn trả muộn từ 30 – 90 ngàyCác khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn lần thứ 2 |
Nợ nhóm 5 (nợ xấu) Nợ có khả năng mất vốn | Trên 360 ngàyCác khoản nợ đã được gia hạn nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngàyCác khoản nợ đã gia hạn thanh toán lần 2 nhưng vẫn trễ hạn Các khoản nợ gia hạn thanh toán từ 3 lần trở lên |
Theo như phân loại chính thức của CIC thì các khoản nợ nhóm 1, 2 không được phân loại vào các khoản nợ xấu. Như vậy chỉ có những trường hợp được phân loại vào nhóm 3, 4, 5 mới được tính là nợ xấu.
Bên trên là phân loại 5 nhóm nợ ngân hàng mới nhất cho bạn tham khảo. Khi bị dính nợ xấu bạn sẽ bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Và khi bị liệt vào danh sách này thì người vay sẽ rất khó để các ngân hàng hay tổ chức tín dụng duyệt vay cho các khoản tiếp theo.
1.2. Thu hồi nợ xấu là gì?
Thu hồi nợ xấu hay nợ khó đòi là thủ tục yêu cầu các bên vay nợ thanh toán, tất toán các khoản tiền, tài sản cho chủ nợ khi đến hạn hoặc quá hạn thanh toán. Số tiền phải thanh toán sẽ dựa vào thoả thuận trên hợp đồng, thoả thuận giữa hai bên hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên nhân dẫn tới nợ xấu
Nói tới nguyên nhân dẫn tới nợ xấu thì có vô vàn nguyên nhân. Cùng với đó, nguyên nhân dẫn tới khoản nợ trong phân loại nhóm nợ xấu ngân hàng mới nhất cũng có sự khác biệt nhất định. Một phần cũng là do bản thân ngân hàng. Một phần là do khách hàng và đôi khi là do các chính sách từ nhà nước.
2.1. Nguyên nhân từ ngân hàng
Ngày nay, tình trạng các công ty tổ chức, cá nhân đi cửa sau với cán bộ ngân hàng để nâng giá tài sản thế chấp nhằm làm đẹp hồ sơ để được vay nhiều hơn. Hay một số cán bộ có chuyên môn kém chưa đánh giá đúng hiệu quả và tiềm năng của dự án kinh doanh… Chưa đánh giá được đúng tỷ lệ lãi gộp, mức lãi suất kép của tổ chức, công ty đó.
2.2. Nguyên nhân từ khách hàng
Tổ chức, cá nhân vay tiền năng lực hạn chế, chưa đủ trình độ để xây dựng doanh nghiệp và thu lợi nhuận từ dự án kinh doanh. Gặp phải các rủi ro, sự kiện bất khả kháng và các trở ngại khách quan như thiên tai dịch bệnh khiến công ty lâm vào cảnh khó khăn.
Điều này dẫn tới việc khách hàng không đủ khả năng thanh toán gốc và lãi cho các khoản vay từ ngân hàng.
2.3. Nguyên nhân khách quan
Tình hình dịch bệnh kéo dài khiến cho tình hình làm ăn ở các công ty trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Dịch bệnh đã xoá sổ rất nhiều công ty quy mô vừa và nhỏ và thậm chí là một bộ phận các công ty lớn.
Hơn nữa dịch bệnh còn khiến người dân gặp khó khăn, nguồn thu giảm, khả năng trả nợ khó khăn. Do đó, các ngân hàng là trung gian tài chính cũng bị ảnh hưởng, đó là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng.
3. Hậu quả của nợ xấu
Nợ xấu ngân hàng làm ảnh hưởng đến rất nhiều chủ thể. Trong đó có thể kể đến là bản thân ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
3.1. Hậu quả của nợ xấu đối với ngân hàng
Khi nợ xấu tăng cao, ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong việc trả lãi cho khoản tiền huy động vốn từ cá nhân tổ chức khác, điều đó khiến cho quy mô ngân hàng giảm dần vì ngân hàng phải dùng vốn tự có để trả lãi cho các khoản đó và dần dần mất đi khả năng thanh toán.
3.2. Hậu quả của nợ xấu đối với khách hàng
Khi khách hàng bị liệt vào nợ xấu nhóm 3,4,5 thì gần như họ sẽ không được các ngân hàng tiếp tục cho vay. Đối với khách hàng nợ xấu thuộc nhóm 2 sẽ có cơ hội vay vốn ít đi nhưng một số ngân hàng vẫn hỗ trợ cho vay.
Ngoài việc không được vay thêm tại các ngân hàng thì khách hàng cũng sẽ không được sử dụng thẻ tín dụng. Sẽ tốn một thời gian khá dài để xoá tên bạn ra khỏi danh sách nợ xấu.
3.3. Hậu quả của nợ xấu đối với nền kinh tế
Nợ xấu làm yếu nền kinh tế, hạ thấp năng lực cạnh tranh.
4. Cách tra cứu thông tin nợ xấu trên CIC
Cho những ai chưa biết, CIC – Trung tâm thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là đơn vị chuyên đánh giá và tra cứu lịch sử tín dụng của các đối tượng cá nhân, doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ vay vốn ngân hàng.
Trước khi quyết định có xét duyệt hồ sơ vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tiến hành tra cứu thông tin trên CIC.
Như đã nói ở trên, nợ xấu đem lại rất nhiều hậu quả đối với bản thân mỗi người, đối với ngân hàng và cả nền kinh tế.
Một khi đã được đưa vào danh sách nợ xấu thì sẽ mất một thời gian khá lâu để xoá bỏ. Vì thế nên cẩn thận để bạn thân không bị liệt vào danh sách này.
Có 2 cách tra cứu thông tin để biết bản thân có bị liệt vào danh sách nợ xấu không, bao gồm:
4.1. Cách 1: Tra cứu trên website CIC
Bước 1: Truy cập trang web CIC tại đây;
Bước 2: Nhập thông tin cá nhân theo hướng dẫn;
Bước 3: Nhập mã OTP đã được gửi vào số điện thoại đã đăng ký và bấm “Tiếp tục”;
Bước 4: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi – đáp
Bước 5: CIC sẽ gửi tin nhắn qua điện thoại hoặc Email để thông báo nếu đăng ký thành công
Bước 6: Đăng nhập lại và kiểm tra thông tin tín dụng
4.2. Cách 2: Kiểm tra bằng ứng dụng CIC
Bước 1: Tải ứng dụng CIC trên điện thoại: Tại đây
Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước trên hệ thống
Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. Quá trình này có thể mất từ 1-3 ngày.
Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu để kiểm tra nợ xấu của mình
Bước 5: Nhận kết quả tra cứu
Bằng hai cách vừa nên trên, bạn đã có thể tự tra cứu thông tin về các khoản tín dụng của bản thân một cách dễ dàng. Chúc bạn thành công.
5. Các câu hỏi liên quan đến nợ xấu
5.1. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì?
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (Non-performing loan ratio – NPL) là số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/nợ xấu để đánh giá khả năng phòng thủ của các ngân hàng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao chứng minh chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng tốt và ngược lại.
Dưới đây là top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất 2021 theo vietnambiz.vn. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Để hiểu rõ hơn, ví dụ đối với tỷ lệ bao phủ nợ xấu 424% của Vietcombank có nghĩ là với mỗi một đồng nợ xấu, Vietcombank đã trích ra gần 4,3 đồng để dự phòng.
5.2. Mua bán nợ xấu là gì?
Mua bán nợ xấu là việc các công ty mua bán nợ xấu mua lại các khoản nợ xấu từ tổ chức, công ty tài chính nhằm thực hiện tiếp việc đòi nợ đối với con nợ. Lợi nhuận của các công ty này là từ khoản tiền chênh lệch giữa tiền mua khoản nợ và tiền thu hồi được từ con nợ.
Hiểu sâu hơn là trong vòng khoảng 6 tháng kể từ ngày thanh toán nợ cuối cùng của người vay tiền, tổ chức tài chính sẽ tiến hành Khoanh nợ (“Charge off”), có thể hiểu là xóa bỏ khoản nợ không có khả năng thu hồi trong sổ sách của ngân hàng, xem như chi phí rủi ro.
Tuy nhiên, để thu hồi lại một khoản để giảm thiểu chi phí rủi ro, công ty, tổ chức tài chính sẽ tiến hành bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ với giá rất rẻ.
Ví dụ khoản nợ 50 triệu cả gốc và lãi thì có thể bán lại với giá 5-7 triệu. Từ đó, công ty mua bán nợ có đầy đủ quyền hạn để đi thu hồi nợ xấu đối với con nợ.
Họ sẽ dùng các biện pháp nghiệp vụ để thu hồi con nợ. Dù tỷ lệ thu hồi nợ không cao nhưng so với khoản tiền mua nợ rất thấp thì chỉ cần thu được một khoản tầm 15-20 triệu thì công ty mua nợ cũng vẫn có lời.
5.3. Công ty mua bán nợ có giống với công ty đòi nợ thuê không?
Đây là hai loại hình công ty khác nhau. Bởi lẽ mô hình công ty mua bán nợ được nhà nước cho phép hoạt động nhưng công ty đòi nợ thuê thì bị cấm. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công ty mua bán nợ biến tướng từ các công ty đòi nợ thuê.
Theo đó, sau khi dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm theo Luật Đầu tư 2020, nhiều công ty đòi nợ thuê trước đó đã chuyển qua đăng ký loại hình mua bán nợ.
Về phí, ví dụ trước kia công ty đòi nợ thuê sẽ lấy phí dịch vụ là 10-30% tổng số tiền đòi được, thì giờ đây với tư cách là công ty mua bán nợ, họ sẽ mua lại khoản nợ với giá trị 70-90%.
Và trước khi đặt bút ký vào hợp đồng mua bán, họ cần thực hiện một số điều tra, đánh giá để xem xét khả năng thu hồi được nợ.
Gần đây, có rất nhiều bài báo nói về việc các công ty có ngành nghề kinh doanh trước đó là dịch vụ đòi nợ thuê đã lách luật, núp bóng dưới mác công ty mua bán nợ để tiếp tục thực hiện việc đòi nợ như trước và đi đòi nợ kiểu “giang hồ” gây mất trật tự, an ninh xã hội. Vì thế, chắc chắn rằng pháp luật sẽ cần phải quy định rõ hơn về hai loại hình công ty này.
5.4. Nợ xấu có vay được ngân hàng chính sách không?
Nếu là nợ xấu nhóm 1 và cam kết hoàn trả số nợ đúng sau thời gian 10 ngày đầu của nợ xấu thì có thể được xem xét và cho vay lại ngay.
6. Tạm kết
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về nợ xấu là gì và những điều xoay quanh mua bán, thu hồi, tỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì, phân loại nhóm nợ xấu ngân hàng mới nhất theo phân loại 5 nhóm nợ ngân hàng. Finance Investment mong rằng nhờ bài viết trên mà bạn đọc sẽ có được cái nhìn khách quan và thận trọng hơn trong các khoản nợ để không rơi vào tình trạng nợ xấu sau này.
Xem thêm:
- Lãi gộp là gì? Công thức tính và tỷ suất lãi gộp dễ hiểu nhất
- Lãi kép là gì? Đầu tư như thế nào để hưởng lãi suất kép tốt nhất
Nguồn tham khảo :
Dịch vụ mua bán nợ – Biến tướng của “đòi nợ thuê”?
https://vov.vn/phap-luat/dich-vu-mua-ban-no-bien-tuong-cua-doi-no-thue-898285.vov
Mua bán nợ xấu là gì? Vì sao ngân hàng bán nợ xấu?
https://cafetaichinh.com/no/mua-ban-no-xau-la-gi-vi-sao-ngan-hang-ban-no-xau/
Cách kiểm tra nợ xấu online miễn phí và chính xác nhất 2022
https://timo.vn/blogs/cach-kiem-tra-no-xau-online/