Cách mọi người kiếm thêm thu nhập, tiết kiệm và chi tiêu của họ phần lớn bị chi phối bởi thói quen tài chính của họ. Tuy nhiên, rất nhiều người đấu tranh với tài chính cá nhân của họ do sự lựa chọn và niềm tin của họ về tài chính.Dưới đây là năm niềm tin sai lầm phổ biến về tài chính cá nhân.
Những quan niệm sai lầm về tình hình tài chính cá nhân
Mua trước, tiết kiệm sau
Không có một kế hoạch tài chính có thể làm bạn khổ sở trong tương lai.
Điều gì đến đầu tiên khi bạn nhận được lương thưởng của bạn? Mua sắm, phải không? Mua sắm thực sự có thể là một niềm vui khi bạn có ngân sách để chi tiêu. Tuy nhiên, bạn sẽ phạm một sai lầm tài chính cá nhân khủng khiếp nếu bạn luôn chi tiêu cho mua sắm và quên các hóa đơn và nghĩa vụ tài chính khác.
Khi bạn nhận được séc thanh toán, đầu tiên hãy nghĩ đến việc xem xét là thanh toán hóa đơn, sau đó tiết kiệm. Hai điều này rất quan trọng đối với tài chính cá nhân của bạn. Bạn có thể quyết định làm bất cứ điều gì bạn thích với phần còn lại.
Ngân sách không quá cần thiết
Ngân sách đóng một vai trò rất quan trọng trong tài chính cá nhân.
Bạn thực sự tin rằng bạn không cần phải nhúc nhích vì bạn có thể kiểm soát chi tiêu của mình. Đúng, ngân sách có nghĩa là hướng dẫn chi tiêu của bạn và tất cả, nhưng ý tưởng lớn đằng sau việc có ngân sách là chi tiêu của bạn vì những lý do chính đáng.
Không có ngân sách, bạn có thể chỉ cần tiếp tục và mua mọi thứ bạn muốn. Bạn sẽ không thể tiết kiệm vì bạn không có cơ chế theo dõi chi tiêu của mình.
Mọi thứ sẽ tự giải quyết
Chần chừ về tiết kiệm là bạn đang tự làm mất tự chủ
Đây có lẽ là niềm tin sai lầm nhất về quản lý chi tiêu. Nếu bạn có niềm tin rằng mọi thứ sẽ tự giải quyết, một ngày nào đó bạn sẽ thức dậy và nhận ra rằng bạn chưa bao giờ thực hiện một bước để đạt được mục tiêu của mình.
Với mức lương tốt, tôi an tâm về tài chính cá nhân của mình
Tiết kiệm là một trong những việc làm tài chính tốt nhất mà bạn sẽ không bao giờ hối tiếc. Một mức lương tốt có nghĩa là bạn đang nhận được một khoản lương hậu hĩnh từ chủ lao động của bạn. Nếu bạn không làm việc với ngân sách hoặc kế hoạch tài chính, bạn có thể bắt đầu bội chi và sau đó mắc nợ.
Sử dụng tiền không có kế hoạch
Nếu xài tiền mà không tính toán hay đo lường trước thì sớm muộn bạn cũng hối hận với các quyết định sai lầm của mình. Hãy hỏi bản thân rằng mình đã có tiền cho những trường hợp khẩn cấp chưa? Tiền nào dành cho du lịch? Tiền nào dành đầu tư? Tôi đã có những kế hoạch rõ ràng cho các chi tiêu của mình trong tương lai chưa?
Nếu bạn chưa thể trả lời, hãy cân nhắc lập những tài khoản khác nhau. Mỗi tài khoản cho những mục đích khác nhau, hoặc chia riêng bao nhiêu tiền tiết kiệm sẽ được dành cho hoạt động nào.
Chỉ lên kế hoạch chi tiêu tài chính cá nhân trong thời gian ngắn hạn
Hãy thay đổi tầm nhìn vào các khoản chi phí xảy ra trong 5 hay 10 năm tiếp theo. Chẳng hạn, khi nào căn bạn cần sửa sang lại, mua thêm thiết bị nội thất mới,…
Đừng để những chi phí này bất chợt xảy đến khiến bạn xoay sở không kịp. Hãy luyện tập để giúp mình trở thành người thông thái trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn cho bản thân nhé!
Không mua đủ bảo hiểm cho những thứ cần thiết
Bảo hiểm tốt cũng quan trọng không kém tiết kiệm hoặc lên kế hoạch tài chính cho tuổi già. Bạn đã có bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm nhà ở chưa? Bạn có sẵn sàng chi một khoản lớn để thanh toán viện phí hay sửa chữa xe máy? Hãy tới công ty bảo hiểm để tìm hiểu và chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu bản thân.
Không thể nói trước được điều gì trong cuộc sống này và hiển nhiên những điều không ngờ sẽ rình rập ập đến. Vì vậy hãy bắt đầu giải quyết những vấn đề này ngay hôm nay!
Ví dày hơn, ít lo lắng hơn
Đừng chỉ tiết kiệm, hãy đầu tư.
Ví dày hơn không loại bỏ được những lo lắng. Không có người đàn ông hay phụ nữ giàu có nào nói họ đã kiếm đủ số tiền họ cần. Đó là bản chất của con người, không hài lòng với bất cứ điều gì họ có. Bạn làm việc để đáp ứng các mục tiêu tài chính, thanh toán hóa đơn và làm điều bạn muốn. Và bạn càng kiếm được nhiều , bạn càng có nhiều lo lắng.
Những quan niệm sai lầm về tài chính cá nhân ở từng độ tuổi
Tiêu tiền ở tuổi 20
Ở tuổi 20, bạn thường muốn chứng tỏ mình trưởng thành và người lớn với bạn bè bằng cách, có nhiều bộ quần áo mới, được đeo trên mình những chiếc cặp đẹp. Tuy nhiên, ở tuổi 20 hầu hết mọi người không thể kiếm đủ tiền để chi trả cho việc học. Chưa kể đến chi phí cho những mong muốn kể trên. Đây là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều khoản nợ khổng lồ phải gánh sau này.
Thay vào đó, ở tuổi 20 con người nên tạo ra cho mình ngân sách chi tiêu hợp lý. Càng tiết kiệm sớm, bạn sẽ có cơ hội tạo ra cho mình cuộc sống sung túc, thảnh thơi lúc về hưu.
Không lập quỹ tiết kiệm riêng ở tuổi 30
Nhiều người ở tuổi 30, nhưng chưa lập gia đình. Họ ăn chơi và không tiết kiệm dẫn đến không có một khoản tiết kiệm nào. Một số người thì, khi có gia đình, họ tập trung toàn bộ các khoản tiền tiết kiệm, đầu tư vào cùng một chỗ. Và sử dụng chung với chồng hoặc bạn bè để làm ăn. Một khi những mối quan hệ này kết thúc không tốt đẹp sẽ gây ra kết cục rất nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy có những “quỹ ngầm” hoặc một khoản tiết kiệm riêng biệt mang tên bạn.
Một sai lầm nghiêm trọng khác mà những người ở độ tuổi 30 thường mắc phải. Chính là không quan tâm đến những khoản bảo hiểm. Họ tự cho rằng cuộc sống của mình hoàn toàn ổn định và sẽ không có gì bất chắc. Họ không muốn phải tiêu tốn bất cứ khoản tiền nào cho bảo hiểm nhà cửa hoặc thân thể.
Trên thực tế, một người thông minh luôn biết tự bảo vệ mình và dành một khoản để đảm bảo chắc chắn cho mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
Không tiết kiệm tiền về hưu ở tuổi 30
Nhiều người ở tuổi 30, nhưng chưa lập gia đình. Họ ăn chơi và không tiết kiệm dẫn đến không có một khoản tiết kiệm nào. Một số người thì, khi có gia đình, họ tập trung toàn bộ các khoản tiền tiết kiệm, đầu tư vào cùng một chỗ. Và sử dụng chung với chồng hoặc bạn bè để làm ăn. Một khi những mối quan hệ này kết thúc không tốt đẹp sẽ gây ra kết cục rất nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy có những “quỹ ngầm” hoặc một khoản tiết kiệm riêng biệt mang tên bạn.
Một sai lầm nghiêm trọng khác mà những người ở độ tuổi 30 thường mắc phải. Chính là không quan tâm đến những khoản bảo hiểm. Họ tự cho rằng cuộc sống của mình hoàn toàn ổn định và sẽ không có gì bất chắc. Họ không muốn phải tiêu tốn bất cứ khoản tiền nào cho bảo hiểm nhà cửa hoặc thân thể.
Trên thực tế, một người thông minh luôn biết tự bảo vệ mình và dành một khoản để đảm bảo chắc chắn cho mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
Không tiết kiệm tiền về hưu ở tuổi 40
Nhiều người ở tuổi 40 vì cho rằng, là tuổi thành đạt. Nên chi tiêu tiền quá mức cho việc du lịch, mua ô tô, hoặc xây nhà mới. Nguy hiểm hơn là họ vẫn chưa sẵn sàng hoặc cố tình trì hoãn không bắt đầu xây dựng các khoản tiết kiệm để về hưu.
Ngoài ra, nhiều người ở độ tuổi đặt việc chi tiêu và đầu tư tiền học cho con lên hàng đầu. Điều này thực sự đáng lo ngại. Một khi không có kế hoạch tiết kiệm sớm và đủ cho việc nghỉ hưu. Khi đến tuổi 60, bạn sẽ nhận ra hậu quả khôn lường.
Giữ quá kỹ lưỡng những khoản tiết kiệm ở tuổi 50
Những người ở độ tuổi 50 – 55 thường có xu hướng chỉ cố giữ và duy trì những khoản tiền tiết kiệm. Thay vì việc tiếp tục nghĩ ra cách đầu tư và sinh lời từ chúng. Tuy nhiên, đây không phải là chiến lược an toàn và thông minh cho những người ở độ tuổi này.
Một số chuyên gia tài chính nhận định: “ Việc cố cất giữ tiền bạc dưới gối ở tuổi 50 nguy hiểm như việc đầu tư vào chứng khoán vậy. Hãy luôn chắc chắn rằng bạn có thể khiến số tiền mình có phát triển. Hãy sản sinh ra nhiều hơn nữa dù bạn đang ở bất cứ lứa tuổi nào”.
Nghĩ về các khoản chi phí có giá rẻ
Sau khi xây dựng và lập được tài khoản tiết kiệm hưu trí. Đến tuổi 60, con người có xu hướng tập trung chi tiêu dựa trên số tiền đã tích lũy được. Ở độ tuổi này, các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất bạn vẫn tiếp tục đầu tư và tạo cho mình một khoản “lương” đều đặn hàng tháng. Để phòng cho những chi phí y tế khổng lồ trong tương lai mà bạn có thể gặp phải.
Cách khắc phục những sai lầm về tình hình tài chính cá nhân
Lập mục tiêu tài chính cá nhân
Không sống vượt quá khả năng của một người là một nguyên tắc tài chính cơ bản mà người giàu dường như hiểu rõ hơn người khác. Mặc dù họ có thể chi rất nhiều để vui chơi và tất cả, nhưng khi tài chính của họ giảm, họ sẽ xem xét và cắt bớt chi tiêu để điều chỉnh theo tình hình tài chính.
Mục tiêu dài hạn của bạn là gì? Hãy mạnh dạn và tự tin đặt ra một mục tiêu cho chính mình. Đó chính là kim chỉ nam giúp bạn vượt qua những khó khăn để đạt được những thứ mà nhiều người nghĩ rằng không thể đạt được.
Không có mục tiêu nào là không thể thực hiện cả nhưng để cho bạn có đủ động lực để hoàn thành mục tiêu thì bạn nên chia nhỏ mục tiêu theo từng giai đoạn ngắn. Mỗi một giai đoạn được hoàn thành bạn sẽ có động lực để chinh phục những giai đoạn kế tiếp và đạt được mục tiêu tài chính bạn mong muốn trong cuộc đời.
Đa dạng hóa nguồn thu nhập tài chính cá nhân
Có 2 cách đơn giản để gia tăng tài sản đó là chi tiêu ít hơn hoặc kiếm tiền nhiều hơn. Tuổi trẻ là lúc bạn có nhiều khoản để chi tiêu, nhiều kế hoạch để thực hiện. Đừng hứa hẹn hay để dành những dự định, ước muốn của mình. Thay vào đó hãy nỗ lực để gia tăng thu nhập. Hãy tìm kiếm những nguồn thu nhập khác ngoài công việc đi làm hưởng lương như việc làm bán thời gian, kinh doanh, đầu tư…
Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt
Bạn có thể nói sức mua của người giàu và người nghèo quyết định chất lượng sản phẩm họ mua. Nhưng nếu nhìn nhận nghiêm túc, bạn có nên bỏ ra một khoản chi lớn để mua các thiết bị sang trọng ?
Học cách tiết kiệm và đầu tư
Những người thành công về tài chính không chỉ quan tâm đến hiện tại, họ cũng quan tâm đến tương lai của họ. Họ làm việc, tiết kiệm và đầu tư vào tương lai của họ
Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi đã chi tiêu, hãy chi tiêu phần còn lại sau khi tiết kiệm. Đầu tư từ số tiền bạn tiết kiệm và để nó tự sinh lãi bạn sẽ thấy tài sản của mình lớn lên nhanh chóng qua một thời gian. Đặc biệt, nếu bạn biết tính toán để có được chiến lược gửi tiết kiệm thích hợp, số tiền của bạn sẽ sinh lời hiệu quả.
Đầu tư vào bản thân
Họ hiểu tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ, giáo dục thường xuyên, đào tạo và chứng chỉ. Niềm tin đầu tư vào bản thân là đầu tư không bao giờ lỗ. Thêm vào đó, họ sẽ chi cho các khóa học để bổ sung kiến thức, mở mang đầu óc kinh doanh.
Thiết lập quy tắc trong chi tiêu tài chính cá nhân
Cảm xúc dâng cao và nhiều lần không kiểm soát được chi tiêu khiến bạn lâm vào hoàn cảnh hối hận sau đó. Chắc hẳn không ít lần bạn thích thú với một món hàng và không tiếc tiền chi cho nó.
Có rất nhiều bạn trẻ thường chi tiêu quá mức để lại những khoản nợ mỗi tháng trong thẻ tín dụng hay ở các tổ chức cho vay khác. Để tránh tình trạng này, bạn nên thiết lập những quy tắc chi tiêu cho mình như không chi tiêu cho ăn uống quá 600 ngàn, không chi quá 900 ngàn cho một đôi giày…
Tận dụng hàng giảm giá
Hàng giảm giá chưa hẳn đã không tốt, nếu biết cách săn những đợt giảm giá lớn từ các cửa hàng uy tín, chất lượng… bạn vừa sở hữu được những món hàng chất lượng vừa tiết kiệm được chi tiêu. Bạn không nên nhầm lẫn giữa hàng chất lượng giảm giá và hàng giá rẻ, những món hàng giá rẻ không những không tiết kiệm chi tiêu cho bạn mà thậm chí sẽ tốn của bạn nhiều hơn vì bạn không sử dụng được lâu dài.
Lời kết
Sức mạnh của thói quen mang lại những kết quả mà bạn không thể ngờ tới, rèn luyện được cho mình những thói quen tài chính tốt từ khi còn trẻ sẽ mang đến cho bạn rất nhiều khác biệt sau vài năm thực hành. Ngay từ bây giờ bạn hãy tạo lập cho mình 5 thói quen trên để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất nhé