Bạn là người trẻ mới đi làm hay người muốn lập gia đình đều cần biết các nguyên tắc thuê nhà sau để đảm bảo an toàn cho bản thân và hợp túi tiền.
Trước khi thuê nhà
Đề phòng khi liên hệ và giao dịch thuê nhà
Hiện nay ngành dịch vụ phát triển kéo theo sự xuất hiện của nhiều đơn vị giao dịch “trung gian” hay còn gọi là môi giới. Để tránh bị đẩy giá thuê lên cao và tốn quá nhiều tiền vào phí môi giới hay thậm chí là bị lừa gạt, bạn nên tìm những nguồn môi giới uy tín, và người giao dịch trực tiếp với bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Theo quy định của Bộ luật dân sự (2005), bên thứ ba cần có chứng nhận sở hữu nhà cho thuê và các giấy tờ hợp pháp khác để chứng minh bản thân có đủ điều kiện quyết định với căn nhà.
- Người giao dịch cần lấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác để đảm bảo. Khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra, những loại giấy tờ này sẽ được sử dụng đề nhờ sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền
Kiểm tra nhà trước khi thuê
Trước khi ký vào hợp đồng thuê nhà, bạn nên kiểm tra thật kĩ tình trạng căn nhà. Nếu phát hiện điều không bình thường, bạn nên báo ngay với chủ nhà để tránh các trường hợp xấu nhất.
Sau đây là một số điều bạn nên kiểm tra trước khi thuê:
- Tường nhà có chắc chắn không? Có rạn nứt hay ẩm mốc ở đâu không?
- Cửa chính có chắc chắn và chốt cửa đầy đủ không? Đây là điều vô cùng quan trọng. Cửa chính phải chắc chắn thì mới chống được kẻ trộm xâm nhập vào nhà.
- Nhớ kiểm tra cửa sổ và cửa thông gió có bị bí bách không. Cửa sổ có an toàn đối với nhà của bạn không. Nếu không, bạn cần sửa chữa thế nào? Báo ngay với chủ nhà để tránh các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra
- Đường ống nước và vòi nước có bị rò rỉ không? Cùng với đó là màu nước có màu sắc gì lạ không. Việc rò rỉ ống nước không chỉ khiến bạn phải chi trả một khoản chi phí mà còn gây nguy hiểm. Rò rỉ nước có thể ảnh hưởng đến các thiết bị điện. Ngoài ra, nước bẩn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
- “Hàng xóm” của bạn có gây tiếng ồn cho bạn không? Việc sinh hoạt và học tập của bạn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tiếng ồn của những căn nhà xung quanh. Nếu là phòng trọ lại càng ảnh hưởng nhiều hơn. Vì thế, khi kiểm tra phòng hoặc nhà. Nếu bạn thấy các dấu hiệu bất ổn trên. Nên suy xét thật kĩ trước khi kí kết
Lưu ý khi thuê nhà chung (ở ghép)
Các chuyên gia tài chính cho rằng không nên dành nhiều hơn 30- 40% tổng thu nhập hàng tháng cho nhà ở. Điều này nhằm đảm bảo bạn còn tiền cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày khác như thực phẩm, di chuyển, y tế, giáo dục.
Cần lưu ý, chi phí cho nhà ở bao gồm tất cả các khoản điện, nước, bảo trì, sửa chữa nhà… Nếu tổng thu nhập của gia đình bạn mỗi tháng là 25 triệu, số tiền dành cho nhà ở không nên vượt quá 7,5- 10 triệu đồng (dù là đang thuê hay mua trả góp).
Đọc kĩ hợp đồng thuê
Hợp đồng thuê nhà là một trong những điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn đọc hợp đồng không kĩ có thể bạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi thuê.
Đọc kĩ từng điều khoản và xem có chỗ nào bất hợp lí không. Nếu bạn không hiểu rõ về luật hoặc không hiểu hợp đồng thuê. Có thể nhờ người thân hoặc bạn bè cùng xem với bạn.
Ngoài ra, việc giữ cẩn thận hợp đồng thuê nhà cũng là việc không nên bỏ qua. Tránh tình trạng khi có tranh chấp, bạn không thể lên tiếng vì làm mất hợp đồng thuê
Nên thuê nhà thế nào?
Mặc dù bất động sản tại thành phố lớn khá đắt đỏ nhưng có nhiều cách giữ cho chi phí của bạn ở mức có thể quản lý được. Đầu tiên, bạn nên sống ở những khu vực không đắt đỏ. Chẳng hạn một căn hộ chung cư mini ở quận 1, TPHCM với diện tích 30m2. Được trang bị đầy đủ nội thất… có thể có giá 10 triệu/tháng, nhưng sẽ chỉ 7 triệu, nếu đó là ở quận 7. Bạn cũng có thể thuê những căn nhà nhỏ hơn, xấu hơn. Bạn cũng có thể thuê chung nhà với những người khác.
Đặc biệt, nếu bạn đang tiết kiệm tiền để mua nhà. Bạn phải cộng thêm số tiền tiết kiệm này vào ngân sách dành cho nhà cửa mỗi tháng của mình.
Chú ý các điều khoản khi kết thúc hợp đồng thuê
Đôi lúc, một số chủ nhà sẽ không muốn trả lại tiền cọc cho bạn. Vì thế, bạn nên lưu ý đến hợp đồng thuê nhà ban đầu để có thể lấy lại tiền cọc dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cần phải chú ý các việc sau:
Báo cho chủ nhà trước khi chuyển đi
Thông thường, trước khi người thuê nhà có nhu cầu chuyển đi thì các chủ nhà thường quy định phải thông báo trước cho họ từ 15 đến 30 ngày (việc này tùy thuộc từng chủ nhà mà có quy định khác nhau về thời gian). Hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện đúng yêu cầu này. Đừng nên dây dưa kéo dài thêm vài ngày vì có thể chủ nhà sẽ lấy thêm tiền của bạn hoặc lấy cớ đó mà trừ vào khoản tiền đặt cọc của bạn
Dọn dẹp trước khi rời đi
Trước khi trả lại nhà, bạn cần lấy hết tất cả đồ đạc hư hỏng hoặc phế liệu bỏ đi của bạn ra ngoài căn phòng, hãy đưa chúng vào thùng rác. Đừng nên để để bất cứ tài sản gì thuộc quyền sở hữu của bạn ở đó. Đây là điều rất cần thiết bởi một số nơi chủ nhà không tính là bạn đã chuyển đi nếu bạn vẫn còn để đồ đạc trong phòng. Bạn không những không lấy được tiền cọc mà chủ nhà có thể lấy cớ bắt bạn trả thêm tiền thuê nhà thêm trong thời gian bạn chưa dọn chúng đi nữa.