Chẳng ai muốn bỏ lỡ điều gì tuyệt vời trong đời. Thế nhưng trong cuộc sống, sẽ luôn luôn có điều ta đã vụt mất đầy nuối tiếc. Chi phí cơ hội ra đời như một cách để chúng ta có thể quản lý các lựa chọn tốt hơn. Vậy, chi phí cơ hội là gì? Lợi ích của nó và tầm ảnh hưởng của khái niệm này như thế nào? Hãy cùng Finance Investment tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!
1. Chi phí cơ hội là gì?
1.1 Tình huống giả định – Bạn trúng số!
Tất cả doanh nhân thành công đều biết tới chi phí cơ hội. Đây là một khái niệm rất dễ hiểu.
Ví dụ về chi phí cơ hội trong kinh doanh: Tưởng tượng có một ngày bạn (bằng một cách tình cờ nào đó) trúng số. Bạn quyết định làm gì đó với số tiền này để gia tăng thêm lãi. Lúc bấy giờ, bạn biết tới 2 phương thức là mua vàng hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng.
“Gửi tiết kiệm thì nhàm chán cũng như không phải lúc nào cũng rút ra ngay được. Mua vàng mà mua lúc giá thấp, bán lúc giá cao có khi lại lãi hơn” – Một người họ hàng của bạn bảo bạn thế. Thế là bạn quyết định dùng số tiền đó mua vàng về cất trữ.
Để tăng thêm tính an toàn, bạn đầu tư hẳn 1 cái két sắt đắt tiền về dự trữ vàng. 1 năm sau, vàng được giá, bạn quyết định bán ra. Lãi cũng kha khá sau khi đã trừ đi số tiền bạn phải bỏ ra mua két sắt. Bạn gật gù, gia đình của bạn gật gù, họ hàng của bạn gật gù. Bạn không biết rằng cùng số tiền đấy bỏ vào ngân hàng sau một năm, bạn đã có khoản lãi tốt hơn.
1.2 Bạn đã bỏ lỡ điều gì?
Chi phí cơ hội mà bạn đã bỏ lỡ trong trường hợp này là:
Lãi nếu như bạn gửi tiền vào ngân hàng – Lãi bạn lấy được từ việc mua bán vàng.
Qua ví dụ trên có thể hiểu rằng: Chi phí cơ hội là lợi ích không nhận được hay chi phí phát sinh khi không chọn phương án thay thế tốt nhất tiếp theo.
Như trường hợp mua vàng giả định bên trên, bạn đã có thể có khoản lợi nhuận tốt hơn nếu gửi ngân hàng.
Khái niệm trong sách thật sự khó nhớ! Trừ khi bạn là giáo viên, bạn không nhất thiết phải nhớ thuộc lòng khái niệm để hiểu về chi phí cơ hội. Do đó, phương án dễ hơn là chúng ta sẽ đi xem các ví dụ.
2. Ví dụ về chi phí cơ hội trong đời sống hằng ngày
2.1 Ví dụ
Giả sử bạn là một sinh viên đại học và bạn đang đứng trước quyết định giữa việc dành thời gian cho việc học thêm một khóa học chuyên ngành hoặc làm việc bán thời gian tại một cửa hàng địa phương. Hãy xem xét ví dụ này để hiểu rõ hơn về chi phí cơ hội.
Tình Huống:
- Cơ Hội A: Học Thêm Khóa Học Chuyên Ngành
– Chi phí: 10.000.000 đồng cho việc đăng ký khóa học và tài liệu học.
– Thời gian: 10 giờ mỗi tuần.
– Lợi ích: Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, cơ hội tăng lương và tiến xa trong sự nghiệp sau này.
- Cơ Hội B: Làm Việc Bán Thời Gian tại Cửa Hàng Địa Phương
– Lợi ích: Thu nhập ngay, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
– Thời gian: 10 giờ mỗi tuần.
– Thu nhập: 2.000.000 đô la mỗi tuần.
2.2 Sinh viên đại học sẽ được và mất gì?
Chi phí cơ hội của việc chọn Cơ Hội A thay vì Cơ Hội B sẽ là:
Sự so sánh giữa lợi ích mà bạn có thể đạt được từ việc học thêm và chi phí mà bạn phải chấp nhận khi bỏ qua cơ hội làm việc để chọn lựa học hành.
Chi phí cơ hội = Lợi ích của Cơ Hội B – Lợi ích của Cơ Hội A
Trong trường hợp này:
– Lợi ích của Cơ Hội B là thu nhập ngay 2.000.000 đồng mỗi tuần.
– Lợi ích của Cơ Hội A bao gồm kiến thức mới và cơ hội tăng lương, nhưng không có thu nhập ngay.
Ví dụ, nếu bạn quyết định chọn Cơ Hội A (Học Thêm Khóa Học Chuyên Ngành), chi phí cơ hội sẽ là số tiền thu nhập mà bạn đã từ bỏ từ Cơ Hội B (2.000.000 đồng mỗi tuần).
Dễ hiểu đúng không!
3. Công thức chi phí cơ hội đơn giản dễ hiểu
Như bạn đã thấy ở trong ví dụ về chi phí cơ hội, đây là khoản lợi ích bạn bỏ lỡ khi lựa chọn một phương án A thay vì phương án thay thế tốt nhất.
Chi phí cơ hội = Lợi nhuận phương án thay thế tốt nhất (F0) – Lợi nhuận phương án đã được chọn (CO).
Tại sao lại là phương án thay thế tốt nhất? Vì cùng một thời điểm, sẽ có nhiều phương án thay thế khác nhau chứ không phải chỉ 2 lựa chọn. Khi đó, ta sẽ tính toán dựa theo phương án thay thế tốt nhất.
4. Tại sao chúng ta cần biết về khái niệm này?
Khái niệm này giúp:
- Hỗ Trợ Quyết Định: Giúp đánh giá và lựa chọn lựa chọn tối ưu dựa trên mục tiêu và rủi ro.
- Tối Ưu Hóa Tài Nguyên: Hỗ trợ sử dụng tài nguyên hiệu quả, tránh lãng phí và đạt được lợi ích lớn nhất.
- Đánh Giá Rủi Ro: Hiểu và quản lý rủi ro liên quan đến các quyết định, giúp đưa ra quyết định thông minh và tự tin.
- Quản Lý Chiến Lược: Xác định chiến lược dài hạn và phát triển kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.
- Hỗ Trợ Tư Duy Phân Tích: Phát triển kỹ năng đánh giá và suy luận logic, giúp ra quyết định dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn.
Tóm lại, đây là công cụ quan trọng giúp ta hiểu và đánh giá sự hy sinh và lợi ích của mỗi quyết định, từ đó tối ưu hóa quyết định và tài nguyên.
5. Trong đời sống hằng ngày
Không phải lúc nào cuộc sống cũng được tính toán bằng những con số. Trong ví dụ về chi phí cơ hội mà bạn đã trúng số, bạn lựa chọn trích ra một ít tiền mua quần áo cho gia đình. Rõ ràng khi đấy khoản lợi nhuận sau một năm thu về sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc gia đình.
Việc mua vàng hay gửi tiền vào ngân hàng cũng thế. Khái niệm này xuất hiện để mỗi lựa chọn, chúng ta có cái nhìn sâu hơn, đưa ra quyết định tốt hơn, không phải để chúng ta cứ mãi nhìn về quá khứ và tiếc nuối. Mọi quyết định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kỳ vọng của bản thân, mức độ chấp nhận rủi ro, nhu cầu cần thiết,…
Suy cho cùng mục đích kiếm tiền của con người là để phục vụ cuộc sống tốt hơn từ đó hạnh phúc hơn. Lựa chọn thông minh nhưng không chìm mãi vào quá khứ bạn nhé!
6. Tạm kết
Vậy, trong bài viết này bạn đã biết đến khái niệm chi phí cơ hội. Bạn đã hiểu về tầm quan trọng cũng như cách tính thông qua các ví dụ. Finance Investment hy vọng bài viết này có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn, hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của mình. Đội ngũ Finance Investment chúc bạn nhiều sức khoẻ!
Xem thêm các kiến thức về tài chính tại: