Nhiều người vẫn thắc mắc có thể mở sổ tiết kiệm cho người thân không hay chính chủ cần phải ra mở. Vì vậy, trong bài viết sau đây, Finance Investment sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Cùng với đó là cung cấp các thông tin về thủ tục mở sổ tiết kiệm cho bố mẹ, mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi, mở một cách chi tiết nhất!
1. Có thể mở sổ tiết kiệm cho người thân không?
Hiện nay các ngân hàng đều cho phép khách hàng đứng ra mở sổ tiết kiệm cho người thân.
Vì vậy bạn có thể dễ dàng ra mở sổ tiết kiệm cho bố mẹ, con cái dưới 18 tuổi.
Có hai hình thức mở sổ tiết kiệm cho người khác như sau:
- Các sổ tiết kiệm chỉ đứng tên một người được chỉ định.
- Sổ tiết kiệm do 2 người đồng sở hữu (đứng tên 2 người: cả người mở sổ và người được mở sổ cho).
2. Đặc điểm của gói tiết kiệm đứng tên người khác
Khi bạn mở sổ tiết kiệm cho người thân như bố mẹ, con cái, các gói mở tiết kiệm này sẽ có đặc điểm như sau:
- Có thể mở sổ tiết kiệm đứng tên một người khác, kể cả là người thân hay không.
- Người đứng tên có thể toàn quyền sử dụng số tiền trong sổ.
- Thủ tục làm sổ minh bạch, nhanh chóng, đơn giản.
- Lãi suất gửi tiết kiệm cho người thân được hưởng bằng lãi suất các gói gửi tiết kiệm thông thường của ngân hàng.
Tham khảo: Gửi tiền tiết kiệm online có an toàn không
3. Mở sổ tiết kiệm cho người thân
Thông thường, khách hàng thường mở 2 dạng sổ tiết kiệm cho người nhà: mở sổ tiết kiệm cho bố mẹ hay mở tài khoản tiết kiệm tiền cho con dưới 18 tuổi.
3.1. Mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi
Đây là gói tiết kiệm thường được các bậc phụ huynh mở để chuẩn bị một khoản tiền tiết kiệm cho con trong tương lai.
3.1.1. Làm sổ tiết kiệm cho người thân cần giấy tờ gì?
Những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục mở sổ tiết kiệm cho con Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV hay các ngân hàng khác thường bao gồm:
- Giấy CCCD/CMND/Hộ chiếu của người giám hộ theo pháp luật của người đứng tên sổ.
- Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân của con.
3.1.2. Quy trình mở sổ tiết kiệm cho người thân
Các bước để mở sổ tiết kiệm cho con, trường hợp mở tài khoản tiết kiệm cho con như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu ở bên trên.
- Bước 2: Đến các chi nhánh ngân hàng gần nhất, liên hệ nhân viên ngân hàng để mở sổ tiết kiệm đứng tên con.
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin vào “Giấy gửi tiết kiệm”/”Giấy tờ có giá” theo nhu cầu sử dụng.
- Bước 4: Tiếp tục hoàn thành các hồ sơ mở tiết kiệm còn lại do nhân viên ngân hàng hướng dẫn.
Với cách mở sổ này, người mở sổ sẽ thay mặt con trẻ thực hiện các giao dịch cho đến khi con đến tuổi trưởng thành.
3.2. Thủ tục mở sổ tiết kiệm cho bố mẹ
3.2.1. Hồ sơ cần chuẩn bị
Đối với trường hợp bạn gửi tiết kiệm cho bố mẹ, người trưởng thành, hồ sơ vô cùng đơn giản.
Cụ thể, chỉ cần bạn có Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người mở sổ và người đứng tên (người được mở sổ) là đủ.
3.2.2. Quy trình mở sổ tiết kiệm cho bố mẹ, con cái
Khi mở sổ tiết kiệm cho bố mẹ, bạn chỉ cần mang các giấy tờ nêu trên đến các chi nhánh ngân hàng gần nhất, gặp nhân viên ngân hàng để được hướng dẫn làm sổ đứng tên bố mẹ.
Chỉ một thời gian ngắn sau là sổ tiết kiệm đứng tên người thân bạn đã hoàn tất.
4. Các lưu ý khi mở tài khoản tiết kiệm cho người thân
Khi mở sổ tiết kiệm cho con cái, bố mẹ các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nếu sổ tiết kiệm đứng tên cả 2 người thì khi rút tiền cần phải có cả 2 người ra làm thủ tục.
- Khi mở sổ tiết kiệm cho bố mẹ, con cái, người nhà nên đứng tên chủ sở hữu. Không nên để tên cả 2 người.
- Lãi suất được hưởng sẽ đúng theo bảng lãi suất các ngân hàng quy định. Nếu tất toán trước kỳ hạn gửi lãi thì bạn sẽ được tính lãi suất của gói gửi không kỳ hạn.
5. Giải đáp thắc mắc về mở sổ tiết kiệm cho người thân
5.1. Chồng gửi tiết kiệm vợ rút được không?
Khi chồng gửi tiết kiệm, vợ sẽ có thể rút được nếu:
- Cả hai vợ chồng cùng đứng tên sổ.
- Chồng viết giấy uỷ quyền rút tiền hợp pháp cho vợ.
Trong trường hợp người chồng đột ngột qua đời hay mất năng lực hành vi dân sự thì bắt buộc phải làm di chúc để lại toàn bộ tài sản trong sổ tiết kiệm cho vợ. Chỉ khi đó, người vợ mới có thể rút được số tiền tiết kiệm chồng gửi.
5.2. Phân chia sổ tiết kiệm hai vợ chồng sau ly hôn như thế nào?
Với trường hợp cả hai vợ chồng đều đứng tên trên số tiết kiệm thì khi ly hôn, cả hai sẽ được hưởng số tiền gửi và lãi như nhau.
5.3. Bao nhiêu tiền mở sổ tiết kiệm cho người thân được?
Để làm tài khoản tiết kiệm cho con cái, bố mẹ bạn cần số tiền tối thiểu là 500.000 – 1.000.000 đồng tùy vào ngân hàng bạn mở sổ.
6. Kết bài
Trên đây là các thông tin hồ sơ, thủ tục mở sổ tiết kiệm cho người thân, bố mẹ, con cái, làm sổ tiết kiệm cần giấy tờ gì, bao nhiêu tiền. Cùng với đó là các thông tin cần lưu ý khi tiến hành mở tài khoản tiết kiệm.