Nhật Bản là nước có nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Đặc biệt là lễ hội Tsukimi hay còn gọi là lễ hội ngắm trăng. Đây được xem là một trong những lễ hội lâu đời nhất tại Nhật Bản; tính đến nay Tsukimi đã có “bề dày lịch sử” hơn 1000 năm.
Những lễ hội mang tính chất tôn giáo hay truyền thống; còn được tổ chức để kỷ niệm những sự kiện chính trị trọng đại. Và để tôn vinh, thưởng thức vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên.
Vậy nguồn gốc, ý nghĩa và nghi thức người Nhật đón lễ hội ngắm trăng như thế nào? Hãy cùng Finance Investment tìm hiểu về lễ hội ngắm trăng “Tsukimi” này nhé!
Nguồn gốc của lễ hội Tsukimi
Giống như nhiều lễ hội của Nhật Bản, truyền thống Tsukimi được cho là có từ thời Nara (710 – 794). Tuy nhiên, chỉ đến thời Heian (794 – 1185), lễ kỷ niệm mới có hiệu lực. Các quý tộc trong triều đình tổ chức lễ ngắm trăng bằng cách thưởng thức những bữa tiệc công phu bên ao, hồ, biểu diễn và ngâm thơ dưới trăng. Phải nói rằng, những tiết mục đặc sắc ấy như dành riêng cho ánh trăng tròn.
Phong tục ngắm trăng này được phát triển trong thời kỳ Edo (1603 – 1868). Nơi những người nông dân tổ chức lễ hội mùa màng như một cách để tạ ơn Mẹ Thiên Nhiên vì một vụ mùa bội thu.
Tương tự như Tết Trung Thu ở Trung Quốc và Việt Nam, bạn sẽ thấy rất nhiều hình ảnh những chú thỏ được khắc họa tại các vật dụng gắn liền với lễ hội Tsukimi. Mọi người tin rằng thỏ là một trong những cư dân đầu tiên của mặt trăng. Người ta nói rằng nếu bạn nhìn kỹ mặt trăng, bạn sẽ thấy hình ảnh một con thỏ đang giã bánh mochi (bánh gạo – một loại bánh nổi tiếng ở Nhật Bản) bằng vồ và cối bằng gỗ.
Lễ hội Tsukimi được tổ chức như thế nào?
Lễ hội ngắm trăng thường diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch còn gọi là Jugoya (十五 夜) trong tiếng Nhật. gày lễ Tsukimi thay đổi hàng năm nhưng thường rơi vào giữa tháng 9 hoặc đầu tháng 10 theo dương lịch hiện đại. Đây chính là thời điểm trăng tròn và đẹp nhất trong năm.
Mặc dù truyền thống đã được điều chỉnh cho phù hợp với phong tục hiện đại. Nhưng đó là thời gian để suy ngẫm; tạ ơn và cầu nguyện cho sức khỏe tốt cho một năm nhiều may mắn. Nhiều ngôi đền trên khắp Nhật Bản kỷ niệm sự kiện Tsukimi với các buổi biểu diễn như: các điệu múa truyền thống và ngâm thơ từ thời Heian.
Trong hầu hết các ngôi nhà ở Nhật Bản, Tsukimi được tổ chức một cách khiêm tốn hơn nhiều. Mọi người trang trí các đồ vật như cỏ pampas (susuki), cỏ ba lá (hagi) và hoa mùa thu. Gần cửa sổ mà từ đó có thể nhìn thấy mặt trăng, ánh bao gạo (Tsukimi Dango), quả hồng, hạt dẻ, nho và lê. Những vật dụng đó được sắp xếp trên hiên quay về hướng Nam để có thể dùng chung bữa ăn với thần mặt trăng.
Trong lễ hội ngắm trăng Tsukimi sẽ bao gồm các sự kiện nổi bật được diễn ra khắp cả nước. Bao gồm những sự kiện lớn sau đây:
- Lễ hội ánh sáng tại tháp Tokyo.
- Đánh trống Taiko, biểu diễn các nghệ thuật khác. Mọi người cùng nhau uống rượu hoặc trà. Sau đó có thể ngắm trăng qua kính viễn vọng tại lâu đài Himeji.
- Biểu diễn nhạc Jazz trực tiếp tại Tokyo Skytree.
- Lễ hội ánh sáng tại Sankeien – một khu vườn ở Yokohama.
- Đọc thơ và biểu diễn âm nhạc tại đền Ise.
- Thả lồng đèn tại vườn Mukojima – Hyakkaen.
Những món ăn trong lễ hội Tsukimi
Ngoài những hoạt động múa hát, ca tụng chắc chắn rằng Tsukimi không thể thiếu những món ăn. Món ăn không những giúp buổi lễ trở nên sinh động mà còn là một trong những hương vị đặc biệt không thể thiếu. Ở lễ hội Tsukimi, những món bánh có hình dáng tròn sẽ đặc biệt được bày biện, trang trí cũng như thưởng thức nhiều hơn. Bởi hình tròn cũng như biểu tượng của ánh trăng, vừa mang nét tượng trưng, vừa mang lại may mắn.
Cùng điểm qua một số loại bánh mà bạn chắc chắn sẽ tìm thấy trong Tsukimi nhé!
Tsukimi Dango
Tsukimi dango là món ăn truyền thống gắn liền với Tsukimi. Đó là những chiếc bánh bao nhỏ, tròn, trắng và được làm bằng gạo. Không giống như Mitarashi Dango được phục vụ trên xiên và được nêm với nước sốt mặn, ngọt. Tsukimi Dango là món ăn đơn giản tuy nhiên lại mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Bởi những chiếc bánh có hình dáng tròn trịa này như một biểu tượng của ánh trăng tròn và mang lại nhiều điềm lành. Ăn Dango vào đêm trăng tròn như một điều may mắn giúp mang lại sức khỏe và hạnh phúc.
Bánh Mochi
Mochi (hay còn gọi là bánh gạo nếp) là một món ăn truyền thống khác ở Tsukimi. Loại bánh này có một giá trị đặc biệt vì có một giả thuyết cho rằng nó dựa trên một câu chuyện Phật giáo có thật. Câu chuyện này sau đó cũng trở nên nổi tiếng và lan truyền khắp cả nước Nhật. Một giả thuyết khác thì cho rằng đó là cách chơi chữ của từ mochizuki, có nghĩa là “trăng tròn”, từ này có phát âm gần giống với từ “giã mochi”.
Một ý nghĩa khác khiến bánh mochi trở thành món bánh biểu tượng của Nhật Bản. Là vì bánh được làm từ gạo nếp – chọn lọc từ những hạt ngon nhất. Đối với người Nhật; hạt gạo được xem là thứ quý giá nhất, tinh hoa nhất mà đất trời ban tặng. Do đó, mochi còn mang ý nghĩa là thần linh muốn dành tặng may mắn cho con người.
Trái cây và rau
Người Nhật luôn chú trọng việc ăn uống theo mùa. Vì vậy việc tận hưởng những món ăn hay vật trang trí là điều không thể nào bỏ qua. Bạn có thể tìm thấy hạt dẻ (kuri), kabocha (bí ngô Nhật Bản), quả hồng, khoai lang Nhật Bản, khoai môn, nho, lê,… Được phục vụ cho việc dâng tặng thần mặt trăng trong nghi lễ. Và sẽ được thưởng thức ngay sau đó như một cách thể hiện tấm lòng và nhận may mắn từ thần linh.
Món trứng sống
Một điểm nổi bật khác mà bạn sẽ tìm thấy là các món ăn có trứng sống hoặc trứng không quá chín trên các món ăn. Một số nhà hàng mì ở Nhật Bản sẽ phục vụ Tsukimi Soba và Tsukimi udon với một quả trứng sống. Điều này cũng được xem là một trong những cách mang lại may mắn cho người thưởng thức thức ăn. Bởi hình dáng và màu vàng óng ánh của lòng đỏ trứng giống như hình ảnh trăng tròn sáng nhất.
Tsukimi Burger
Người Nhật có xu hướng pha trộn giữa cái cũ và cái mới, trong cả ẩm thực và lối sống của họ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhìn thấy một Tsukimi Burger ở thực đơn trong lễ hội Tsukimi. Về cơ bản, nó là một chiếc bánh mì kẹp thịt với một quả trứng màu trắng ở giữa. Trứng tượng trưng cho mặt trăng như đã nêu ở trên. Và người Nhật rất yêu thích chúng! Ngay cả McDonald’s và các chuỗi cửa hàng ăn uống khác ở Nhật Bản cũng tận dụng lợi thế này. ằng cách phục vụ bánh mì kẹp thịt và các món ăn khác có trứng.
Tổ chức lễ hội Tsukimi tại nhà của bạn
Nếu bạn đang ở Nhật Bản trong thời gian diễn ra lễ hội Tsukimi, bạn có thể ghé thăm một vài ngôi đền hoặc đền thờ. Ở đây chắc chắn sẽ diễn ra các hoạt động ngắm trăng. Một số khu vườn nổi tiếng thậm chí còn phục vụ lễ hội bằng các du thuyền lớn. Tại đây, bạn có thể thưởng thức ánh trăng tròn lung linh, ảo diệu này trên mặt nước cùng với các điệu múa, ca hát và ngâm thơ. Đó là một trong những cách lãng mạn nhất để trải nghiệm Tsukimi. Đây cũng là một khoảng lặng để bạn sống chậm lại, lặng mình và suy nghĩ về một năm đã qua.
Nếu bạn không thể di chuyển đến các đền thờ hoặc khu vực tổ chức buổi lễ ngắm trăng. Bạn có thể tổ chức Tsukimi tại nhà bằng cách kết hợp một số nghi thức của buổi lễ tại nhà. Hãy biến Tsukimi thành một buổi tối vui vẻ bằng cách tổ chức một bữa ăn ngoài trời. Đặc biệt chú ý không gian lớn để đảm bảo tất cả mọi người đều có thể quây quần bên nhau. Để cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ánh trăng. Hãy nhớ thưởng thức các món ăn mà mình đã nêu ở trên nha! Thiếu một trong những món ăn ấy, Tsukimi của bạn chắc chắn chưa thực sự trọn vẹn. Trong lúc thưởng thức mochi hãy nhớ xem thử trên cung trăng có những chú thỏ lông trắng tinh đang giã gạo không nhé!
Lễ hội Tsukimi đã trải qua hơn 1000 năm lịch sử. Không chỉ là truyền thống mà còn là niềm tự hào của người dân Nhật Bản. Nếu bạn đến với Nhật Bản trong ngày thu tháng 8, hãy một lần trải nghiệm lễ hội Tsukimi nhé. Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm khó quên!