Lạm phát là vấn đề kinh tế mà hầu hết các quốc gia đều phải đối mặt. Tình trạng lạm phát không phải đều gây ra những hệ quả xấu mà đôi còn mang đến những tác động tích cực. Vậy, lạm phát là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, chỉ số, tỷ số, thuế lạm phát là gì, công thức tính lạm phát là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp thế nào là lạm phát có mấy loại lạm phát cùng Finance Investment nhé.
1. Lạm phát là gì?
Lạm phát được hiểu là mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ gia tăng một cách liên tục. Đi kèm theo đó là sự mất giá của tiền tệ.
Theo đó, có thể hiểu lạm phát gồm 2 nội dung:
- Lạm phát tiền tệ tác dụng đến nền kinh tế của quốc gia. Vậy, lạm phát tiền tệ là gì? Giá cả tăng cao đồng nghĩa với việc một đơn vị tiền tệ sẽ mua đc ít hàng hơn so với trước. Lạm phát phản ánh sức mua suy giảm ở một loại tiền tệ.
- Lạm phát ở một đơn vị tiền tệ tác động tới nền kinh tế sử dụng chúng. Phản ánh sức mua giảm khi giá của hàng hóa dịch vụ tăng cao.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm khái niệm về lạm phát cơ bản là gì để có cái nhìn toàn diện hơn. Vậy, lạm phát cơ bản là gì? Thuật ngữ này nói về chỉ số đo mức lạm phát, trừ lương thực và năng lượng là những mặt hàng dễ thay đổi về giá.
Ở một khía cạnh khác lạm phát đình trệ cũng là một kịch bản khá ảm đạm của nền kinh tế. Lạm phát đình trệ là gì? Hiện tượng này xảy ra khi mức tăng trưởng kinh tế và sức tiêu dùng chững lại. Kéo theo đó là tỷ lệ thất nghiệp cao, mức giá chung của hàng hóa tăng phi mã.
2. Nguyên nhân và biểu hiện của lạm phát là gì?
Nguyên nhân và biểu hiện của lạm phát là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Phần chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu được định nghĩa, ý nghĩa của lạm phát, nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên:
- Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu về một mặt hàng nào đó tăng cao sẽ kéo theo giá cả tăng lên. Điều này khiến cho giá của những mặt hàng khác cũng tăng theo. Đồng tiền bị mất giá, người tiêu dùng sẽ mất nhiều tiền hơn để mua hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Lạm phát do chi phí đẩy: Bao gồm giá nguyên liệu đầu vào, lương công nhân, vốn đầu tư trang thiết bị, thuế,… mà doanh nghiệp phải chi trả. Khi chi phí này tăng thì doanh nghiệp sẽ phải nâng giá bán sản phẩm. Khiến cho mức giá chung trên thị trường tăng theo.
- Lạm phát do thay đổi: Khi nhu cầu tiêu thụ mặt hàng nào đó tăng cao nhưng giá bán không hạ do phân phối độc quyền. Lúc này, lượng cầu một loại hàng nào đó tăng thì giá cũng sẽ tăng.
- Lạm phát do xuất khẩu: Do xảy ra sự mất cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu. Nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước tăng khiến cung không thể đáp ứng, giá sản phẩm sẽ tăng.
- Lạm phát do nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế khiến giá bán ra tăng. Giá hàng hóa nhập khẩu bị đội lên sẽ xảy ra lạm phát.
- Lạm phát do tiền tệ: Nguyên nhân do các ngân hàng, xuất phát từ việc tiền tệ trong nước tăng. Ngân hàng buộc phải mua ngoại tệ để tiền trong nước không bị mất giá. Cũng có thể ngân hàng mua theo yêu cầu của nhà nước, dẫn đến lượng tiền lưu thông tăng, gây nên lạm phát.
3. Thuế lạm phát là gì?
Thuế lạm phát là gì? Được hiểu đơn giản là người thu nhập thấp phải đóng thuế suất cao. Điều này là trái với nguyên tắc công bằng trong ngành thuế.
4. Phân loại lạm phát
Với câu hỏi lạm phát là gì có mấy loại lạm phát sẽ được trả lời như sau.
4.1. Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải là gì? Là lạm phát có mức dưới 10%/năm. Mức lạm phát khiến giá cả có mức biến đổi vừa phải. Nền kinh tế và đời sống của người lao động không bị ảnh hưởng.
4.2. Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là gì cũng được rất nhiều người thắc mắc. Tình trạng này xảy ra khi giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng một cách đột biến. Tiền tệ mất giá, hoạt động kinh doanh bị rối loạn, thị trường biến đổi, ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, tình trạng này rất ít khi xảy ra.
5. Cách tính chỉ số lạm phát là gì?
Chỉ số lạm phát hay tỷ lệ lạm phát chính là tốc độ gia tăng về mặt bằng giá. Ý nghĩa của tỷ lệ lạm phát là gì? Nó nói lên mức độ lạm phát của một nền kinh tế. Người ta thường dựa trên chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giảm phát của GDP để tính tỷ lệ lạm phát. Công thức lạm phát tính chỉ số lạm phát, cách tính chỉ số lạm phát như sau:
Tỷ lệ lạm phát = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng/Giá trị CPI ban đầu) x 100
6. Những tác động của lạm phát lên kinh tế là gì?
6.1. Tác động tích cực
Nói đến lạm phát, chúng ta thường nghĩ đến các tác động tiêu cực.
Tuy nhiên, những người am hiểu về kinh tế sẽ biết rằng đây là một hiện tượng hết sức bình thường của nền kinh tế.
Nếu lạm phát được duy trì ở mức bình thường từ 2-5% ở các nước phát triển và 10% ở các nước đang phát triển, lạm phát hoàn toàn có thể mang tới những lợi ích dưới đây:
- Giúp hỗ trợ đầu tư cho các lĩnh vực kém được ưu tiên thông qua các gói mở rộng tín dụng của chính phủ.
- Giúp phân phối thu nhập và các nguồn lực trong xã hội tốt hơn.
- Kích thích các hoạt động của nguồn kinh tế: tiêu dùng, vay vốn, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.
6.2. Tác động tiêu cực
Các tác động tiêu cực của lạm phát lên nền kinh tế nói riêng và cả nước nói chung là:
6.2.1. Làm tăng lãi suất
Lãi suất thực của một quốc gia trong một thời gian phụ thuộc vào mức độ lạm phát của quốc gia đó. Trong đó:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Vì vậy nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao, muốn lãi suất được ổn định và tỷ lệ thực được dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng tỷ lệ với lạm phát.
Việc lãi suất danh nghĩa tăng cao sẽ khiến cho kinh tế bị suy thoái, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
6.2.2. Lạm phát làm giảm giá trị của thu nhập thực tế
Lạm phát là tác nhân làm giảm giá trị thực của các tài sản không có lãi, hơn thế nữa nó còn làm giảm cả giá trị của các tài sản có lãi.
Suy thoái kinh tế tăng, thất nghiệp gia tăng. Vì vậy mà đời sống của người dân ngày càng khó khăn.
6.2.3. Tăng khoảng cách giàu nghèo
Lạm phát khiến giá trị đồng tiền giảm xuống. Người đi vay vì vậy mà dễ dàng vay vốn hơn, còn người cho vay mất nhiều lãi hơn.
Bên cạnh đó, lạm phát còn khiến cho nạn đầu cơ xuất hiện nhiều hơn. Trước khi đồng tiền mất giá, những người giàu có sẽ dùng tiền của mình để thu mua nhiều hàng hoá.
Sau đó khi lạm phát tăng cao, họ bán số hàng đó với mức giá cao hơn và thu được nhiều tiền hơn. Trong khi những người nghèo càng không thể mua được những hàng hoá đó và trở nên nghèo hơn.
6.2.4. Nợ quốc gia tăng do lạm phát
Lạm phát khiến cho đồng tiền trong nước mất giá. Bởi vậy các khoản nợ nước ngoài của quốc gia sẽ trở lên nặng nề hơn.
Bởi hiện tại tỷ giá giữa đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài ngày càng chênh lệch.
7. Những phương án kiềm chế lạm phát
Để giải quyết các vấn đề lạm phát này, có một số cách như sau:
- Giảm số lượng tiền lưu thông.
- Tăng lượng hàng hoá để cân bằng với lượng tiền tăng lên.
- Vay tiền nước ngoài để giải quyết lạm phát.
8. Lời kết
Finance Investment mong rằng nội dung của bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được lạm phát là gì, thuế lạm phát là gì, cách tính lạm phát là gì. Có thể thấy, lạm phát có tác động lớn đến nền kinh tế, do đó cần có chính sách phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Nguồn tham khảo : Luatminhkhue