Lãi suất thả nổi là gì? Những ai nên vay theo lãi suất thả nổi? Cập nhật lãi suất thả nổi mới nhất tại các ngân hàng là những thông tin chúng tôi sẽ cung cấp trong bài viết này. Từ đó giúp bạn biết rõ hơn về loại lãi suất này, những ưu, nhược điểm chi tiết. Để từ đó có thể quyết định có nên hay không nên sử dụng các khoản vay tính theo lãi suất thả nổi!
1. Giới thiệu lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành tài chính. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong ngành tài chính và đầu tư. Vậy cụ thể lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi là một loại lãi suất không cố định mà được thay đổi linh hoạt theo lãi suất tham chiếu và chỉ số lạm phát. Thông thường, chu kỳ điều chỉnh của lãi suất này thay đổi của lãi suất này là khoảng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng/lần. Mức độ thay đổi của chỉ số này phụ thuộc vào độ lớn của biến động lãi suất trên thị trường.
Thông thường mức lãi suất này biến động theo thị trường và cao hơn lãi suất cố định. Tuy nhiên cũng có những trường hợp lãi suất thả nổi thấp hơn lãi suất cố định do sự điều chỉnh của ngân hàng cho vay.
Như vậy độ lớn của lãi suất này phụ thuộc vào từng trường hợp và tình hình tài chính hiện tại. Trong lĩnh vực đầu tư, đây cũng là loại lãi suất được dùng để định giá trái phiếu hay các sản phẩm tài chính khác như các sản phẩm dựa trên nợ.
2. Hướng dẫn cách tính lãi suất thả nổi
2.1. Biên độ lãi suất thả nổi
Trước khi biết công thức tính lãi suất thả nổi, bạn cần phải biết biên độ lãi suất thả nổi là gì.
Biên độ lãi suất hay cụ thể là biên độ lãi suất thả nổi là phần trăm chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay/lãi suất huy động của các ngân hàng tại một thời điểm cụ thể.
Đây được xem là thước đo phản ánh lợi nhật của các ngân hàng. Bởi vậy biên độ lãi suất thả nổi cũng có thể được coi là biên độ lợi nhuận của một ngân hàng. Nếu biên độ lãi suất cao thì lợi nhuận càng lớn.
2.1.1. Vai trò của biên độ lãi
Biên độ loại lãi suất này đối với khách hàng như sau:
- Giúp khách hàng hiểu và nắm rõ mức lãi suất khi vay theo lãi suất không cố định này.
- Là căn cứ giúp bạn hiểu được mức lãi suất đang được áp dụng có đúng hay không.
- Giúp bạn chọn được ngân hàng có mức lãi suất phù hợp nhất.
- Giúp bạn có thể chọn khoản vay đúng với nhu cầu nhất.
2.2. Công thức tính lãi suất thả nổi
Khi đi vay, thông thường ngân hàng sẽ tính tiền lãi cho khoản vay của bạn bằng lãi suất cố định trong một vài tháng đầu. Công thức tính lãi suất cố định đơn giản như sau:
Tiền lãi một tháng = Số tiền vay x Lãi suất cố định trong tháng
Sau thời gian trên, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất không cố định này. Tùy vào biến động lãi suất trên thị trường, ngân hàng sẽ tính lãi suất dựa trên lãi suất huy động cộng với biên độ được quy định bởi ngân hàng.
Công thức lãi suất thả nổi như sau:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất
Trong đó:
- Lãi suất cơ sở: loại lãi suất được quy định sau khi ngân hàng thực hiện điều chỉnh lãi suất.
- Biên độ lãi suất thả nổi: được quy định chi tiết sẵn trong hợp đồng tín dụng. Định nghĩa và ý nghĩa của chỉ số này đã được nêu trong phần trên.
Như vậy số tiền lãi hàng tháng được tính như sau:
Tiền lãi hàng tháng = Số tiền vay x Lãi suất thả nổi theo cách tính của ngân hàng
Ví dụ về lãi suất thả nổi:
Ví dụ một người vay ngân hàng A trong 2 năm một khoản tiền 100 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu lãi suất ngân hàng không thay đổi là 1%/tháng. Từ tháng thứ 7 trở đi, lãi suất được điều chỉnh lên là 1,5%/tháng.
Số tiền lãi hàng tháng trong 6 tháng đầu = 1% x 100.000.000 = 1.000.000 VNĐ.
Số tiền lãi hàng tháng từ tháng thứ 7 trở đi = 1,5% x 100.000.000 = 1.500.000 VNĐ.
3. Những ưu, nhược điểm của lãi suất thả nổi
3.1. Ưu điểm
Vậy lãi suất thả nổi có những ưu điểm gì, các khoản vay, các sản phẩm tài chính sử dụng lãi suất không có định có tốt hơn lãi suất cố định hay không?
Những ưu điểm của loại lãi suất này như sau:
- Được điều chỉnh linh hoạt: lãi suất thả nổi tăng giảm dựa trên biến động lãi suất trên thị trường. Lãi suất này sẽ được điều chỉnh định kỳ. Nhờ vậy người sử dụng các sản phẩm tài chính áp dụng loại lãi suất này sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với các biến động trên thị trường tài chính và tình hình kinh tế.
- Lãi suất minh bạch: mức lãi suất này được tính toán theo lãi suất công khai trên thị trường. Nhờ đó giúp đảm bảo sự minh bạch và khả năng so sánh giữa các chỉ số khác nhau.
- Chi phí vay thấp: các khoản vay, khoản đầu tư sử dụng loại lãi suất này thường có chi phí thấp hơn các sản phẩm tài chính chi phí cố định.
Bên cạnh những ưu điểm trên, loại lãi suất này còn có nhiều nhược điểm. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về đặc điểm của loại lãi suất này trước khi quyết định vay hay sử dụng các sản phẩm có loại lãi suất này.
3.2. Nhược điểm
Nhược điểm của loại lãi suất không cố định này được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn lãi suất thị trường tăng lên cao. Khi đó, khách hàng sẽ phải trả một khoản tiền lãi cao hơn so với thông thường và thường cao hơn kha khá so với khi sử dụng lãi suất cố định.
Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có khả năng sẽ không thể tự chủ về tài chính để trả lãi suất.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của người vay, các ngân hàng cũng ấn định mức lãi suất cao nhất mà người vay phải trả để tránh tình trạng lãi suất tăng lên cao bất hợp lý, gây bất lợi lớn cho khách hàng.
4. Phân biệt sự khác nhau giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định
Để phân biệt hai loại lãi suất này tốt nhất cũng như biết nên chọn các sản phẩm áp dụng lãi suất nào, mời bạn đọc bảng so sánh hai loại lãi suất này.
Lãi suất cố định | Lãi suất thả nổi | |
Định nghĩa | Lãi suất được quy định từ trước, không thay đổi theo thời gian | Lãi suất thay đổi linh hoạt theo biến động thị trường, phụ thuộc vào một số chỉ số tài chính được quy định |
Sự ổn định | Ổn định trong suốt thời gian vay | Không ổn định, lên xuống theo tình hình thị trường và lãi suất ngân hàng |
Khả năng thích nghi | Cố định, không thích nghi được với tình hình thị trường | Thích nghi tốt với diễn biến trên thị trường tài chính |
Dự đoán được không | Không cần dự đoán vì đã cố định sẵn | Không thể dự đoán được bởi thay đổi theo diễn biến kinh tế không lường trước được |
Chi phí | Thường cao hơn lãi suất thả nổi | Thường thấp hơn chi phí của lãi suất cố định |
Rủi ro | Rủi ro thấp do được thỏa thuận và quy định từ đầu | Rủi ro cao do thay đổi theo biến động thị trường |
Khi lãi suất thị trường tăng | Hưởng lợi do đóng ít tiền lãi hơn lãi suất thả nổi, kiểm soát được rủi ro | Phải đóng nhiều tiền lãi hơn bình thường và có nguy cơ không đủ khả năng thanh toán |
Khi lãi suất thị trường giảm | Phải đóng tiền lãi cao hơn mức trung bình thị trường | Được hưởng lợi do mức tiền lãi phải đóng giảm so với lãi suất cố định |
5. Nên vay vốn ngân hàng theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định
Để quyết định có nên vay vốn ngân hàng theo lãi suất không cố định hay vay theo lãi suất cố định, bạn cần phải nắm rõ đặc điểm của hai loại lãi suất và đặc biệt là hiểu được mục đích, thời gian vay vốn và tình hình tài chính cá nhân của bản thân.
Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rằng vay các khoản vay với loại lãi suất này sẽ có rủi ro cao, nhất là đối với những người không nắm rõ về kinh tế thị trường. Kể cả với những người đã nắm rõ các quy luật kinh tế vẫn có những rủi ro nhất định khi vay theo hình thức này. Tuy nhiên nếu bạn là người có sự chủ động cao về nguồn vốn và chỉ vay với mục đích tối ưu hóa nguồn vốn, không bị bị động trong vấn đề rút vốn vay thì có thể sử dụng các khoản vay áp dụng hình thức lãi suất này.
5.1. Những đối tượng nên vay theo lãi suất thả nổi
Vậy cụ thể những ai nên vay theo lãi suất thả nổi? Người nên vay theo loại lãi suất này phải đáp ứng những nhu cầu sau:
- Người đầu tư ngắn hạn.
- Hiểu và nắm rõ biến động của tình hình kinh tế thị trường.
- Người vay chủ động về nguồn vốn, có khả năng tài chính linh hoạt để có thể tất toán khoản vay nhanh khi tình hình lãi suất quá cao, tiền lãi quá cao.
- Nắm rõ tình hình tài chính của bản thân và chắc chắn có thể chịu được rủi ro lãi suất của việc vay theo lãi suất này.
Nếu đáp ứng các nhu cầu trên thì bạn nên sử dụng lãi suất không cố định bởi nếu tận dụng tốt lãi suất này trong thời kỳ giảm lãi suất thị trường thì bạn sẽ được hưởng lại khá tốt.
5.2. Những đối tượng nên vay theo lãi suất cố định
Những người nên vay theo lãi suất cố định có các đặc điểm sau:
- Không nắm rõ về thị trường tài chính, kinh tế.
- Không có khả năng tài chính cá nhân tốt, không chủ động về tài chính một khi đi vay.
- Không đảm bảo có thể trả lãi được khoản vay nếu lãi suất tăng lên mức cao nhất trong giới hạn lãi suất vay khi vay với mức lãi không cố định.
- Có nhu cầu vay vốn trong dài hạn.
6. Bảng lãi suất thả nổi cập nhật mới nhất hiện nay
STT | Ngân hàng | Lãi suất ưu đãi (%/năm) | Lãi suất thả nổi sau ưu đãi |
1 | Vietcombank | 11 – 12 | LSTK 24T + 3,5% |
2 | BIDV | 7,7 | LSTK 24T + 3,2% |
3 | VPBank | 5,9 | LSCS + 4% |
4 | Agribank | 7,5 | LSTK 13T + 3% |
5 | TPBank | 5,9 | LSTK 12T + 3,5% |
6 | Eximbank | 7,49 | LSTK 24T + 3,5% |
7 | Sacombank | 8,5 | LSTK 13T + 4,7% |
8 | Vietinbank | 7,7 | LSTK 36T + 3,5% |
9 | Techcombank | 10,59 | 10,5 |
10 | VIB | 9 | LSTK 12T + 3,9% |
11 | ACB | 5,5 | LSTK 12T + 3,9% |
12 | MB Bank | 9-12 | LSTK 24T + 4,5% |
7. Lời kết
Trên đây là những thông tin đầy đủ về định nghĩa, cách tính và cách phân biệt lãi suất thả nổi và lãi suất cố định cho bạn một cách chi tiết nhất. Cùng với đó là các cập nhật bảng lãi suất thả nổi và biên độ lãi suất mới nhất của các ngân hàng. Hi vọng qua đó các bạn đã có được các thông tin cần thiết để hiểu hơn về loại lãi suất này và quyết định có sử dụng chúng hay không.
Xem thêm: