Lãi suất chiết khấu là một thuật ngữ quen thuộc nếu bạn đã tìm hiểu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên còn nhiều người mới làm quen với lĩnh vực này thắc mắc lãi suất chiết khấu là gì? Công thức tính lãi suất chiết khấu ra sao và ý nghĩa của nó đối với các ngân hàng ra sao? Để tìm hiểu rõ những kiến thức này, mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây cùng Finance Investment!
1. Tìm hiểu lãi suất chiết khấu là gì?
Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Trung Ương) ấn định cho các Ngân hàng Thương mại khi cho các ngân hàng này vay. Mục đích cho vay là nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn ngắn hạn cho các Ngân hàng Thương mại.
Cụ thể hơn về trường hợp phát sinh lãi suất chiết khấu, khi các Ngân hàng Thương mại gặp vấn đề về nguồn tiền mặt dự trữ, để không bị gián đoạn hoạt động rút tiền của khách hàng, các ngân hàng Thương mại sẽ vay tiền của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất chiết khấu chính là lãi suất Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Thương mại vay trong trường hợp này.
Đây là công cụ của chính sách tiền tệ, giúp điều tiết cung cầu tiền tệ trên thị trường. Đơn vị của lãi suất chiết khấu là % (tỷ lệ) như các loại lãi suất khác.
2. Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu khác nhau như thế nào?
Nhiều người thường nhầm lẫn lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu là một. Tuy nhiên đây là hai loại lãi suất khác nhau, cho hai trường hợp áp dụng hoàn toàn khác như sau:
Lãi suất chiết khấu (Discount Rate) | Lãi suất tái chiết khấu (Re-Discount Interest Rate) | |
Khái niệm | Có hai loại lãi suất chiết khấu: Lãi suất Ngân hàng Trung ương chiết khấu cho Ngân hàng Thương mại khi không đủ dự trữ bắt buộc bằng chính giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại. | Lãi suất Ngân hàng Trung ương chiết khấu cho Ngân hàng Thương mại bằng các giấy tờ có giá trị của khách hàng chưa đến hạn thanh toán. |
Vật thế chấp | Các giấy tờ có giá trị của chính Ngân hàng Thương mại. | Các giấy tờ có giá trị của khách hàng chưa đến hạn thanh toán. |
Vậy, đối với khoản vay áp dụng lãi suất tái chiết khấu, các giấy tờ có giá của khách hàng sau khi đã được Ngân hàng thương mại áp lãi cho khách một lần, lại được ngân hàng thương mại mang đi vay Ngân hàng Trung Ương một lần nữa và bị áp lãi một lần nữa nên gọi là tái chiết khấu.
Trong khi đó, các khoản vay áp dụng lãi suất chiết khấu chỉ bị đánh lãi một lần.
3. Tác động của lãi suất chiết khấu đối với ngân hàng ra sao?
3.1. Đối với Ngân hàng thương mại
Lãi suất chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí huy động vốn và tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy khi lãi suất chiết khấu tăng lên, các ngân hàng cũng phải điều chỉnh lãi suất các sản phẩm của mình để đảm bảo lợi nhuận hoạt động.
Bên cạnh đó, lãi suất chiết khấu cũng là công cụ để nhà nước điều khiển tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng hay lượng cung tiền trên thị trường.
Nghĩa là nếu lãi suất chiết khấu cao hơn so với lãi suất trên thị trường, các ngân hàng thương mại cần hạn chế đi vay Ngân hàng Nhà Nước để giảm chi phí hoạt động. Vì vậy các ngân hàng sẽ nâng tỷ lệ dự trữ nguồn vốn huy động được của người dân (tỷ lệ dự trữ bắt buộc) lên khiến lượng cung tiền trên thị trường giảm đi.
Ngược lại nếu lãi suất chiết khấu giảm thì các ngân hàng thương mại có thể thoải mái vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và cho người dân vay lại và có nhiều lợi nhuận hơn. Vì vậy lúc này tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng sẽ thấp, nguồn cung vốn vay sẽ cao.
3.2. Tác động của lãi suất chiết khấu tới Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng lãi suất chiết khấu (tỷ lệ chiết khấu) làm công cụ để điều tiết lượng tiền cung ứng.
Công dụng của lãi suất chiết khấu khi này là để điều tiết lượng tiền cung cấp cho thị trường từ các ngân hàng thương mại. Nếu muốn tăng dòng tiền bơm vào thị trường, giảm tỷ lệ dự trữ tiền ở các ngân hàng thương mại thì chỉ cần giảm lãi suất chiết khấu. Ngược lại muốn giảm lượng cung tiền cho thị trường thì tăng lãi suất chiết khấu.
4. Công thức tính lãi suất chiết khấu là gì?
Có hai cách để tính lãi suất chiết khấu gồm:
- Chi phí huy động vốn.
- Trung bình trọng số chi phí vốn (WACC).
4.1. Công thức tính lãi suất chiết khấu theo chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn hay còn được gọi là chi phí sử dụng vốn, chi phí cơ hội vốn là tỷ lệ lãi mà người đầu tư muốn thu lại được từ dự án.
Công thức tính lãi suất chiết khấu theo chi phí huy động vốn như sau:
Lãi suất chiết khấu = Lợi nhuận thu được / Số tiền đã đầu tư để huy động vốn
Trong đó:
- Lợi nhuận thu được: tổng số tiền thu được từ đầu tư, kể cả doanh thu và lợi nhuận có được.
- Số tiền đã đầu tư để huy động vốn: tổng số tiền đã đầu tư vào dự án như tiền mua tài sản,…
Cần lưu ý điều chỉnh thời gian của các số liệu trong công thức để phù hợp với đơn vị thời gian của dự án đầu tư.
Ví dụ về tính lãi suất chiết khấu theo phương pháp chi phí huy động vốn:
Ví dụ bạn cần đầu tư vào một dự án. Bạn chi khoảng 600 triệu đồng tiền vốn để đầu tư các trang thiết bị, vật chất và chi trả các chi phí khác. Trong suốt quá trình đầu tư, dự án sinh lời khoảng 900 triệu đồng trong 2 năm.
Lãi suất chiết khấu = Tổng lợi nhuận / Số tiền đã đầu tư = 900 triệu đồng / 600 triệu đồng = 1,5
4.2. Công thức tính trung bình trọng số chi phí vốn
Mỗi doanh nghiệp sẽ có 2 nguồn vốn chính: vốn vay thương mại và vốn góp cổ đông.
Vậy WACC được tính bằng trung bình chi phí sử dụng 2 nguồn vốn này. Công thức tính lãi suất chiết khấu này như sau:
WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D) |
Trong đó:
- WACC: trung bình chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, tổ chức.
- Re: tỷ suất thu nhập kỳ vọng của cổ đông.
- rD: lãi suất bên cho vay mong muốn.
- E: giá thị trường cổ phần của doanh nghiệp, công ty.
- D: giá thị trường nợ của doanh nghiệp.
- TC: mức thuế suất thuế thu nhập công ty, doanh nghiệp.
Re = [Div0(1+g)/P0] + g |
Trong đó:
- P0: giá cổ phiếu doanh nghiệp ở thời điểm ban đầu.
- Div0: mức cổ tức cổ phiếu doanh nghiệp thời điểm gốc.
- G: tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến.
Ví dụ:
Một dự án được huy động 40% vốn từ việc vay ngân hàng với lãi suất 10%/năm. 60% vốn còn lại từ nguồn vốn tự có với mức lãi suất là 8%/năm.
Như vậy, trọng số của vốn vay ngân hàng là 0,4 và trọng số của vốn tự có sẽ là 0,6.
Lãi suất chiết khấu = (0,4 x 10%) + (0,6 x 8%) = 0,04 = 8,8%
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu là gì?
4.4. Mức cung, cầu tiền tệ trên thị trường
Như đã trình bày ở trên, lãi suất chiết khấu là công cụ điều tiết cung cầu tiền trên thị trường của ngân hàng Nhà nước.
Cung tiền là tổng lượng tiền đang lưu thông trên thị trường. Cầu tiền là tổng nhu cầu sử dụng, trao đổi tiền tệ. Nếu cung cầu tiền mất cân bằng, ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng đến lãi suất chiết khấu.
Nếu cung tiền quá cao so với cầu, ngân hàng Nhà nước sẽ nâng lãi suất chiết khấu, khiến các ngân hàng thương mại thu hẹp lượng tiền cho vay để dự trữ. Nếu cầu tiền cao thì giảm lãi suất này xuống.
4.5. Lạm phát, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu
Lạm phát được hiểu là sự gia tăng của giá cả, dịch vụ và sự mất giá của tiền theo thời gian. Lạm phát ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của một quốc gia, cả tỷ suất và lãi suất chiết khấu.
Bên cạnh lạm phát, suy thoái kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến lãi suất chiết khấu.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ nới lỏng tiền tệ và hạ lãi suất chiết khấu. Như vậy giúp kích thích tăng trưởng tín dụng các ngân hàng và kích thích phát triển sản xuất kinh doanh.
Ngược lại khi lạm phát tăng, Ngân hàng Trung Ương cần tăng lãi suất để hạn chế lượng cung tiền ra thị trường, kiềm chế tiền mất giá.
4.6. Chính sách tiền tệ của chính phủ
Chính phủ thông qua Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng lãi suất chiết khấu để điều tiết thị trường.
Trong những giai đoạn khó khăn, chính phủ đưa ra chính sách kích cầu giảm lãi suất kích thích sản xuất, đầu tư. Và ngược lại với những thời điểm cần siết chặt đầu tư giảm lạm phát thì tăng lãi suất.
4.7. Rủi ro về tín dụng
Những khoản vay tín dụng có kỳ hạn dài thường bị ảnh hưởng bởi lạm phát hơn so với khoản vay kỳ hạn ngắn. Từ đó có nguy cơ vỡ nợ nhiều hơn. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của lãi suất chiết khấu.
5. Những khái niệm khác về chiết khấu bạn cần biết
5.1. Chiết khấu ngân hàng là gì?
Chiết khấu ngân hàng là tín dụng có kỳ hạn ngắn của các ngân hàng thương mại.
Chiết khấu này được áp dụng khi khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu của các giấy tờ có giá cho ngân hàng. Sau đó nhận được một khoản tiền tương ứng trừ đi chiết khấu này và hoa hồng.
5.2. Chiết khấu L/C
Là một hình thức cho vay vốn của ngân hàng thương mại cho khách hàng. Theo đó, khách hàng sẽ bán lại Bộ chứng từ theo L/C xuất khẩu trước khi đến thời hạn thanh toán.
Hình thức cấp tín dụng này thường có mục đích để giúp các công ty bổ sung nguồn vốn lưu động khi kinh doanh xuất khẩu. Tỷ lệ và mức chiết khấu khác nhau với những loại L/C hay khách hàng khác nhau.
5.3. Tìm hiểu chiết khấu hối phiếu
Chiết khấu hối phiếu cũng là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng. Ngân hàng thương mại mua lại và có quyền truy đòi Hối phiếu đòi nợ trước thời gian thanh toán.
5.4. Trái phiếu chiết khấu là gì?
Đây là loại trái phiếu được phát hành với mức phí thấp hơn mệnh giá gốc.
Trái phiếu chiết khấu sâu là trái phiếu có mức giá thấp hơn đáng kể, có thể đến 20% giá gốc trở lên.
5.5. Chiết khấu thanh toán là gì?
Chiết khấu thanh toán là chiết khấu dựa trên số tiền thanh toán sớm của người vay. Cụ thể đây là số tiền người mua được giảm do thanh toán tiền trước thời hạn trong hợp đồng.
5.6. Tìm hiểu chiết khấu thương mại là gì?
Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp chiết khấu, giảm giá cho khách hàng mua số lượng lớn.
5.7. Chiết khấu thương phiếu
Đây là hình thức tín dụng khi ngân hàng mua lại thương phiếu chưa hết hạn của khách hàng.
Có thể hiểu hình thức này là việc người sở hữu bán thương phiếu với giá thấp cho ngân hàng để thu lại tiền. Lãi suất này sẽ được trả ngay khi nhận vốn.
6. Lời kết
Trên đây là những thông tin về lãi suất chiết khấu là gì và công thức tính lãi suất chính xác nhất. Để từ đó các bạn có thể hiểu hơn về lãi suất này và có thêm được kiến thức tài chính tín dụng hữu ích.