“Không trả nợ thẻ tín dụng có sao không?”, “Khi nào bị nợ xấu thẻ tín dụng?” là câu hỏi của nhiều người khi vừa bắt đầu làm thẻ tín dụng hay không đủ tiền để thanh toán thẻ tín dụng. Cùng tìm hiểu ngay các thông tin về việc không trả nợ hay trả chậm thẻ tín dụng có bị nợ xấu không, nợ thẻ tín dụng có trả góp được không trong bài viết dưới đây của Dong Shop Sun!
1. Thẻ tín dụng là gì?
Theo như thông tư 19/2016/TT-NHNN, thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện những giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được thỏa thuận với bên tổ chức phát hành thẻ.
Khi phát hành thẻ, bên phát hành sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức sử dụng nhất định. Và khách hàng không cần phải nạp tiền trước vào thẻ vẫn có thể sử dụng số tiền trong hạn mức này để chi trả, thanh toán và có thể trả lại khoản tiền này sau đó.
2. Không trả nợ thẻ tín dụng có sao không?
2.1. Không trả nợ tín dụng phải chịu phí phạt quá hạn thanh toán
Theo luật định trong khoản 2 Điều 17 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN, chủ thẻ tín dụng có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản vay và cho tổ chức phát hành thẻ. Đồng thời cần phải sử dụng khoản tiền vay đúng với các mục đích đã nêu trong hợp đồng.
Hiện hầu như thời gian miễn lãi giữa hai kỳ vay là 45 ngày đối với các thẻ tín dụng các ngân hàng. Trong đó bao gồm chính sách miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được ân hạn.
Nếu không trả được tiền vay cho ngân hàng hay các tổ chức phát hành thẻ trong khoảng thời gian này, bạn sẽ phải trả tiền lãi cho số tiền đã vay.
2.2. Có lịch sử nợ xấu ảnh hưởng đến đánh giá tín dụng
Nếu việc không thanh toán thẻ tín dụng kéo dài qua sau thời hạn cho phép được quy định bởi ngân hàng, bạn sẽ bị xếp vào danh sách có nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dụng CIC.
Việc bị tính có lịch sử nợ xấu CIC này trong hồ sơ cá nhân trên hệ thống CIC sẽ khiến bạn khó đi vay tiếp ở các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác. Bởi hầu hết các tổ chức, công ty tín dụng đều sẽ dựa vào lịch sử tín dụng của bạn để quyết định có cho bạn vay tiền hay không.
2.3. Không trả nợ thẻ tín dụng có sao không? Bị than phiền, đòi nợ
Một trong những hậu quả của việc không thanh toán thẻ tín dụng đúng hạn là bị đòi nợ, làm phiền bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Các biện pháp đòi nợ của ngân hàng/tổ chức tài chính có thể bao gồm gọi điện, gửi mail hay nhắn tin thường xuyên để nhắc nhở khách hàng về khoản nợ.
Khi gặp các trường hợp này, người chưa thanh toán nợ thẻ tín dụng nên tránh né các cuộc gọi mà nên trả lời lại. Cho nhân viên ngân hàng hay công ty mở thẻ biết vì sao chưa trả nợ hay không trả nợ được. Như vậy bên tổ chức phát hành thẻ sẽ tư vấn cho bạn biết biện pháp tốt nhất để giải quyết khoản nợ.
Trường hợp không nhận được phản hồi từ bạn, bên phát hành thẻ sẽ tiến hành khóa thẻ tín dụng để tránh bạn tiếp tục sử dụng tiền. Trong trường hợp xấu, bạn có thể sẽ bị ngân hàng hay tổ chức phát hành thẻ kiện hay và bắt phải chịu trách nhiệm pháp lý.
3. Trả chậm thẻ tín dụng có bị nợ xấu không?
Bên cạnh trường hợp không thanh toán thẻ, nhiều người cũng thắc mắc trả chậm thẻ tín dụng có bị nợ xấu không?
Câu trả lời cho câu hỏi này là Có. Trả chậm thẻ tín dụng vẫn bị nợ xấu như khi trả chậm các khoản nợ khác.
Để biết chi tiết hơn về trả nợ chậm bao nhiêu ngày bị coi là nợ xấu, bạn có thể tham khảo bài viết: Nợ xấu là gì? Có các nhóm nợ xấu nào?
4. Không thanh toán thẻ tín dụng có phải chịu trách nhiệm pháp lý không?
4.1. Nợ thẻ tín dụng có bị kiện không?
Như đã đề cập, nếu bạn không trả nợ thẻ tín dụng có thể bị kiện ra tòa án.
Lúc này, nếu khách hàng trả được nợ thì công ty tài chính hay ngân hàng có thể rút đơn kiện.
Trong trường hợp nếu hai bên đã có thỏa thuận về cách trả nợ thì bạn có thể yêu cầu Tòa án xử lý theo thỏa thuận này giữa hai bên.
Nếu bạn không liên hệ thỏa thuận với công ty tài chính thì Tòa án sẽ xét xử theo luật định. Đồng thời có các biện pháp cưỡng chế khiến bạn phải trả nợ.
4.2. Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không?
Theo pháp luật quy định, trả nợ thẻ tín dụng chỉ là trách nhiệm dân sự. Chỉ trong trường hợp người không trả nợ thẻ tín dụng có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa đối nhằm trốn nợ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, nếu người không thanh toán thẻ có hành vi bỏ trốn hay nói dối, lừa dối đơn vị phát hành thẻ để không phải trả tiền nữa thì sẽ bị khép vào Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo điều Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, tùy vào mức vi phạm mà việc bỏ trốn hay lừa dối không thanh toán thẻ tín dụng phải chịu các mức tù như sau:
- Chiếm đoạt từ 04 – 50 triệu đồng/dưới 04 triệu đồng những người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này: phạt không giam giữ đến 03 năm hay phạt tù từ 06 – 03 năm.
- Đối với số tiền từ 50 – dưới 200 triệu đồng: phạt từ 02 – 07 năm tù.
- Cố ý chiếm đoạt nợ tín dụng từ 200 – dưới 500 triệu đồng: phạt từ 05 – 12 năm.
- Với số tiền từ 500 triệu đồng trở lên: phạt từ 12 – 20 năm.
5. Làm sao khi không đủ khả năng thanh toán thẻ tín dụng?
Nếu bạn không đủ khả năng thanh toán khoản nợ tín dụng thì có thể đến trực tiếp các ngân hàng hay đơn vị tài chính mình đã mở thẻ để được hỗ trợ tốt nhất.
Bạn cần nêu rõ lý do và tốt nhất là đưa ra bằng chứng cụ thể về việc mình bị mất khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Thông thường các ngân hàng sẽ có chương trình hỗ trợ trả góp và miễn lãi suất, phí trả chậm cho người mở thẻ.
5.1. Nợ thẻ tín dụng có trả góp được không?
Như đã nêu trên, bạn hoàn toàn có thể được ngân hàng hỗ trợ trả góp nợ thẻ tín dụng nếu không có khả năng trả ngay trong thời điểm hiện tại.
Vì vậy nếu cần thiết, bạn hãy liên hệ ngay nhân viên ngân hàng của bạn để được tư vấn trả góp.
6. Lời kết
Trên đây là những thông tin về không trả nợ thẻ tín dụng có sao không, trả chậm thẻ tín dụng có bị nợ xấu không. Cùng với đó là các thông tin giải đáp nợ thẻ tín dụng trả góp được không hay phải làm gì nếu không thanh toán được thẻ tín dụng. Hi vọng qua đó các bạn có thể nắm được thông tin để tránh bị nợ thẻ tín dụng.
Nếu các bạn đang cần tìm một địa chỉ để cung cấp vốn vay uy tín, giải ngân nhanh thì Dong Shop Sun là một trong những lựa chọn hàng đầu. Chúng tôi là công ty tài chính đến từ Nhật Bản với số vốn lớn và lãi suất phải chăng. Liên hệ để được tư vấn ngay qua hotline: 1800.5588.90.