Ngày nay, các giao dịch về hoạt đồng cầm cố, cầm đồ đang trở nên rất phổ biến vì nhiều lý do. Vì thế, ngày càng nhiều người muốn tìm hiểu về các mẫu hợp đồng cầm cố đầy đủ và đúng pháp luật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hợp đồng cầm đồ, mẫu hợp đồng cầm đồ và các thắc mắc liên quan đến hợp đồng cầm đồ nhé.
1. Hợp đồng cầm cố là gì?
Theo quy định của pháp luật, cầm đồ được hiểu là việc một cá nhân đưa tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để nhận lại một khoản tiền theo lãi suất thoả thuận giữa các bên một cách hợp pháp để được vay tiền. Sau một khoản thời gian đã giao kết, nếu người đi cầm đồ trả đủ tiền đã vay cho tiệm cầm đồ thì sẽ được hoàn trả lại món đồ đã cầm.
Hợp đồng cầm đồ là hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên cầm tài sản và bên nhận cầm tài sản. Theo đó, bên cầm đồ sẽ giao tài sản cho bên nhận cầm đồ để làm tài sản bảo đảm cho vay của mình. Trường hợp không trả nợ đúng hạn mà vi phạm các điều khoản trong hợp đồng cầm cố, bên nhận cầm đồ sẽ có quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Xem thêm: Phân biệt cầm cố và thế chấp – Dong Shop Sun
2. Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản
Dưới đây là mẫu hợp đồng cầm cố tài sản mới nhất năm 2023 mà bạn đọc có thể tham khảo.
3. Cách viết hợp đồng cầm cố tài sản
Khi viết hợp đồng cầm cố tài sản, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
3.1. Địa điểm lập hợp đồng cầm cố
Địa điểm lập hợp đồng cầm cố nên là ở văn phòng công chứng hoặc là trong ngoài trụ sở công ty. Sau đó được công chứng và làm chứng bởi công chứng viên. Có như vậy thì mới đảm bảo được tính hợp pháp của một hợp đồng công chứng.
Hơn nữa, bạn cũng có thể đến văn phòng công chứng để xin mẫu hợp đồng công chứng để đảm bảo được tính hợp lệ của hợp đồng ngay từ đâu.
3.2. Ghi nhận chính xác thông tin cá nhân
Khi làm hợp đồng cầm cố tài sản, bạn cần lưu ý các thông tin được nêu trong hợp đồng cần phải chính xác. Các thông tin đó bao gồm: Các thông tin có trên CCCD (họ tên ngày tháng năm sinh, số CCCD, ngày cấp, nơi cấp…),
Trường hợp bên cầm cố là tổ chức thì phải cung cấp chính xác các thông tin như: tên địa chỉ, mã số thuế, số fax, thông tin người đại diện theo pháp luật…
3.3. Ghi nhận thông tin về tài sản cầm cố
Tài sản cầm cố phải được ghi nhận chính xác về đặc điểm, thuộc tính của tài sản đó, bao gồm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản. Ví dụ tài sản cầm cố là xe máy thì phải ghi rõ thông tin về biển số xe, màu xe, thương hiệu xe, cavet xe…
4. Quy định về hợp đồng cầm cố tài sản
Một số quy định về hợp đồng cầm cố tài sản bao gồm:
4.1. Chủ thể và đối tượng của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng cầm cố tài sản bao gồm bên cầm cố và bên nhận cầm cố.
Về tài sản cầm cố thì theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015, tài sản được hiểu là:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”
4.2. Hiệu lực cầm cố tài sản
Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận một thời điểm khác có thể trước hoặc sau khi ký hợp đồng hoặc luật có quy định khác. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Đối với tài sản cầm cố là bất động sản thì có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
4.3. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố
4.3.1. Quyền của bên cầm cố
Theo Điều 314.3 BLDS 2015 quy định bên cầm cố có các quyền sau:
- Nhận lợi ích từ bên nhận cầm cố là khoản vay có lãi trong thời hạn nhất định.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan nếu có khi nghĩa vụ được đảm bảo bằng tài sản cầm cố chấm dứt nếu có.
- Yêu cầm bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp nhận thấy việc sử dụng này khiến tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hạn xảy ra đối với tài sản cầm cố trong thời hạn của hợp đồng.
- Được bán, thay thế, tặng cho tài sản cầm cố nếu bên nhận cầm cố đồng ý.
4.3.2. Nghĩa vụ của bên cầm cố
Các nghĩa vụ của bên cầm cố:
- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố
- Chi trả gốc và lãi cho khoản vay đúng thời hạn
- Thanh toán chi phí hợp lý để bảo quản tài sản nếu có
4.4. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
4.4.1. Quyền
Bên nhận cầm cố có quyền:
- Quyền giữ tài sản: Người cầm đồ có quyền giữ tài sản của người thế chấp cho đến khi khoản vay được trả đủ.
- Quyền nhận lợi tức: Nếu người thế chấp không trả nợ đúng hạn, người cầm đồ có quyền tiếp nhận lợi tức từ tài sản cầm đồ để bù đắp cho khoản vay.
- Quyền bán tài sản cầm đồ: Nếu người cầm đồ không trả nợ, người nhận cầm đồ có quyền bán tài sản cầm đồ để thu hồi khoản vay. Tuy nhiên, trước khi bán, người nhận cầm đồ phải thông báo cho người cầm đồ về việc này và đợi một khoảng thời gian nhất định.
4.4.2. Nghĩa vụ
Bên nhận cầm đồ có nghĩa vụ:
- Bảo quản tài sản: Bên nhận cầm đồ có nghĩa vụ bảo quản tài sản cho bên cầm đồ để tránh bị mất mát, hư hại. Nếu tài sản mất mát, hư hại do lỗi bảo quản của bên nhận cầm đồ thì sẽ phải bồi thường.
- Trả lại tài sản: bên nhận cầm đồ phải trả lại tài sản đó đầy đủ và không bị hư hại sau khi bên cầm đồ hoàn tất các khoản vay.
- Thông báo đầy đủ thông tin: Bên nhận cầm đồ phải thông báo cho bên cho đầy đủ thông tin về nội dung của hợp đồng cầm đồ, bao gồm: tiền lãi và chi phí liên quan đến việc cầm đồ.
- Bảo mật thông tin: Bên nhận cầm đồ phải bảo mật thông tin cá nhân và thông tin giao dịch trong và sau khi cầm đồ.
4.5. Hình thức của hợp đồng cầm đồ
Nếu tài sản cầm đồ là động sản thì có thể giao kết bằng hình thức miệng hoặc hình thức văn bản, còn nếu là động sản thì bắt buộc phải có văn bản.
5. Các câu hỏi liên quan đến hợp đồng cầm cố
5.1. Hợp đồng cầm cố có hiệu lực khi nào?
Thông thường, hợp đồng cầm có hiệu lực ngay sau khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, tuỳ vào sự thoả thuận giữa hai bên mà hợp đồng cầm cố có thể có hiệu lực sau khi ký kết một khoảng thời gian.
5.2. Có thể chuyển nhượng hợp đồng cầm đồ được không?
Có thể chuyển nhượng hợp đồng cầm cố tùy thuộc vào điều khoản của hợp đồng và quy định pháp luật.
5.3. Hợp đồng cầm đồ tài sản có phải công chứng không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng cầm cố tài sản không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, để tăng tính minh bạch và tránh tranh chấp, các bên thường sử dụng dịch vụ công chứng để lập và ký kết hợp đồng cầm cố.
5.4. Nếu không trả nợ cầm cố thì sẽ có hậu quả gì?
Nếu không trả nợ cầm cố, bên cầm cố có thể phải chịu các hậu quả như:
- Bị tịch thu tài sản cầm cố
- Bị kiện
- Bị tính phí phạt do không trả nợ đúng hạn
5.5. Bị mất giấy cầm đồ phải làm sao?
Nếu bạn bị mất giấy cầm đồ, bạn cần thực hiện một số thủ tục để đảm bảo quyền lợi của mình:
- Bước 1: Báo công an địa phương về việc mất giấy cầm đồ và yêu cầu lập biên bản về việc mất giấy tờ này.
- Bước 2: Đi đến cơ quan cầm đồ nơi bạn đã thế chấp tài sản và yêu cầu cơ quan này cung cấp cho bạn bản sao hoặc giấy xác nhận về việc bạn đã thế chấp tài sản.
- Bước 3: Thực hiện các thủ tục khác nếu cần thiết để lấy lại tài sản hoặc yêu cầu đền bù thiệt hại nếu có.
6. Kết luận
Trên đây là những thông tin mà Dong Shop Sun đã tổng hợp về hợp đồng cầm cố và giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về loại hợp đồng này.. Mong rằng bài viết trên là hữu ích với bạn đọc.
Nếu bạn đang có nhu cầu vay tín chấp trả góp hàng tháng, vay vốn du học, vay tiền học,… thì hãy liên hệ ngay với Dong Shop Sun nhé! Chúng tôi là công ty tài chính uy tín đến từ Nhật Bản, với mức lãi suất thấp, thời gian giải ngân nhanh chóng.