Hệ số beta là gì? Cách tính hệ số beta trong chứng khoán

Hệ số beta là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá một cổ phiếu và quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không. Vậy hệ số beta là gì? Các tính hệ số beta trong chứng khoán như thế nào? Mời bạn cùng đọc ngay bài viết dưới đây của Dong Shop Sun! 

1. Hệ số beta là gì?

Hệ số beta là gì?
Hệ số beta là gì?

Hệ số beta (β) với tên đầy đủ là Beta coefficient là thước đo tỷ lệ rủi ro của một cổ phiếu riêng lẻ hay một danh mục đầu tư với mức biến động hay rủi ro chung của toàn bộ thị trường.

2. Hệ số beta có nghĩa là gì?

Hệ số beta có nghĩa là gì?
Hệ số beta có nghĩa là gì?

Hệ số beta được sử dụng như một trong các thông tin cần thiết để tính toán tỷ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản trên thị trường.

Việc tính toán và so sánh giá trị của hệ số beta với 1 sẽ giúp nhà đầu tư biết được mức độ rủi ro của một cổ phiếu. Từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Cụ thể, ý nghĩa của kết quả hệ số beta trong từng trường hợp như sau:

  • β = 0: chứng khoán này biến động độc lập với thị trường. 
  • β < 0: (beta âm) là mã chứng khoán đi ngược với xu hướng thị trường. Mã này thường tăng khi thị trường giảm.
  • β < 1: mã chứng khoán có mức độ biến động thấp hơn thị trường.
  • β = 1: mã cổ phiếu có mức độ biến động đồng pha, tương tự với độ biến động của thị trường. 
  • β > 1: mã cổ phiếu có mức độ biến động nhiều hơn thị trường. Như vậy mã sẽ sinh lời nhiều hơn các cổ phiếu khác nhưng cũng có rủi ro cao hơn.

3. Vì sao nên sử dụng hệ số beta trong đầu tư chứng khoán?

Vì sao nên sử dụng hệ số beta trong đầu tư chứng khoán?
Vì sao nên sử dụng hệ số beta trong đầu tư chứng khoán?

Với ý nghĩa trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hệ số beta trong chứng khoán để quyết định có nên đầu tư vào một cổ phiếu hay không. 

Ví dụ, trong một thị trường có xu hướng tăng, các cổ phiếu có β > 1 hay beta lớn hơn 1 có khả năng sinh lời lớn hơn các cổ phiếu có beta bằng 1 (β = 1) hay beta bé hơn một (β < 1). Như vậy, bạn có thể đầu tư vào các cổ phiếu này nếu muốn có lợi nhuận tốt nhất trong một giai đoạn thị trường tăng mạnh. 

Ngược lại, trong giai đoạn thị trường giảm, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cổ phiếu có beta âm. Các cổ phiếu này có thể có xu hướng đi ngược lại với biến động giảm của thị trường. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích trong thời kỳ thị trường trong xu hướng giảm mạnh (downtrend). Bởi khi đó, hầu hết các cổ phiếu hầu hết đều sẽ đi xuống đồng pha với thị trường, dù bạn có chọn các cổ phiếu có beta âm thì rủi ro cũng vẫn cực kỳ cao.

Chỉ nên chọn đầu tư vào một cổ phiếu có beta âm khi trong giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn, các cổ phiếu khác xuống mà cổ phiếu có beta âm chưa tăng thì lúc này cổ phiếu này có khả năng cao sẽ tăng.

4. Các đặc điểm của hệ số beta

4.1. Ưu điểm

  • Hệ số beta giúp cho nhà đầu tư xác định được đặc điểm biến động của cổ phiếu trên thị trường. Cụ thể là biến động nhiều hơn hay ít hơn, cùng pha hay ngược pha với thị trường.
  • Cho thấy mối tương quan giữa rủi ro thị trường với một cổ phiếu. Giúp nhà đầu tư xác định được mức độ phụ thuộc lẫn nhau của hai chỉ số này.
  • Giúp xác định được các cổ phiếu có tiềm năng sinh lời cao để đầu tư. Bên cạnh đó xác định được các cổ phiếu có lợi nhuận ổn định và dòng tiền ổn định với beta nhỏ hơn bằng 1.
  • Được sử dụng để tính chi phí vốn chủ sở hữu Re trong các mô hình định giá và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng phương pháp phân tích hiệu suất quá khứ của cổ phiếu.

4.2. Nhược điểm của hệ số beta

  • Hệ số beta được sử dụng để phân tích xu hướng giá của cổ phiếu. Trong lý thuyết hệ số beta, tỷ suất sinh lời của cổ phiếu sẽ tuân theo phân phối chuẩn. Tuy nhiên, trong thực tế, thị trường biến động rất nhanh và bất thường. Vì vậy không phải lúc nào cũng có thể tuân theo phân phối chuẩn được, dẫn đến việc sử dụng hệ số beta để dự đoán xu hướng giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng chính xác.
  • Hệ số beta dựa trên dữ liệu quá khứ. Vì vậy, đối với những công ty mới thành lập sẽ không có dữ liệu này để phân tích.
  • Hệ số này chỉ có thể cập nhật được thông tin dự báo xu hướng trên thị trường trong ngắn hạn. Vì vậy không thể áp dụng để dự báo dài hạn được.

5. Cách tính hệ số beta trong chứng khoán

Cách tính hệ số beta trong chứng khoán
Cách tính hệ số beta trong chứng khoán

Vậy cách tính hệ số beta trong chứng khoán như thế nào? 

Công thức tính hệ số Beta (β) trong chứng khoán được áp dụng như sau:

Hệ số β = Cov (Re, Rm) / Var (Rm)

Trong đó:

  • Re: tỷ suất sinh lời của mã chứng khoán e.
  • Rm: tỷ suất sinh lời của thị trường chung.
  • Cov (Re, Rm): hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán và tỷ suất sinh lời trên thị trường.
  • Var: (Rm): phương sai của tỷ suất sinh lời  trên thị trường.

6. Ứng dụng của hệ số beta trong chứng khoán

Ứng dụng của hệ số beta trong đầu tư chứng khoán như sau:

  • Những chứng khoán có β = 0 hay β < 0 có biến động độc lập hay ngược với thị trường. Bạn có thể xem xét những mã này để đầu tư khi thị trường giảm giá.
  • Chứng khoán β < 1 có mức độ biến động thấp hơn thị trường, tuy sinh lời ít hơn nhưng có rủi ro thấp hơn và an toàn hơn.
  • β > 1 có khả năng sinh lời tốt hơn các cổ phiếu khác. β = 1 có biến động tăng giảm giống với thị trường.

7. Lời kết

Trên đây là các thông tin về hệ số beta là gì cũng như các thông tin về cách tính hệ số beta trong chứng khoán. Hi vọng nhờ đó các bạn có thể dự đoán được tốt hơn xu hướng biến động của chứng khoán và đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cho vay tài chính uy tín, xét duyệt hồ sơ nhanh chóng, đơn giản thì Dong Shop Sun là địa chỉ hàng đầu cho bạn. Hi vọng qua đó bạn đã có thể giải quyết các khó khăn về tài chính và đầu tư hiệu quả nhất!

Xem thêm:

Scroll to Top