Chắc hẳn trong cuộc sống thường ngày bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hoặc nghe thấy ở đâu đó có từ “Giải ngân”. Đó có thể là trong các tờ rơi quảng cáo của các công ty tài chính, hay là trên các bản tin thời sự. Vậy tiền giải ngân là gì? Quy trình giải ngân vốn vay của ngân hàng ra sao? Hãy cùng Finance Investment tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Tiền giải ngân là gì?
Thuật ngữ giải ngân có thể được sử dụng để mô tả khoản tiền được trả vào ngân sách hoạt động của doanh nghiệp. Việc chuyển một khoản vay cho người đi vay hoặc trả cổ tức cho các cổ đông.
Tiền được trả bởi một bên trung gian. Chẳng hạn như khoản thanh toán của luật sư cho bên thứ ba thay mặt cho khách hàng, cũng có thể được gọi là tiền giải ngân.
Vậy đối với doanh nghiệp, tiền giải ngân là gì? Đó là một phần của dòng tiền, một bản ghi về chi phí hàng ngày.
Nếu dòng tiền âm, nghĩa là số tiền giải ngân cao hơn doanh thu, thì đó có thể là một cảnh báo sớm về khả năng mất khả năng thanh toán.
Giải ngân là khoản thanh toán tiền vay thực tế từ tài khoản ngân hàng.
Ở Việt Nam, khi nhắc tới giải ngân là gì, mọi người thường nghĩ đến việc các công ty tài chính và ngân hàng gửi tiền cho khách hàng khi cho vay. Đó có thể là chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc đưa tiền mặt cho người đi vay.
2. Một số thuật ngữ về giải ngân
- Room giải ngân: Là hạn mức cho vay tối đa của một Ngân hàng hay công ty tài chính.
- Lũy kế giải ngân: Là số liệu thống kê, tổng hợp lại số tiền đã được giải ngân trong một thời gian nhất định.
- Điều kiện giải ngân: Là những điều kiện mà bên được giải ngân phải thoả mãn để được phép nhận tiền.
- Nghiệp vụ giải ngân: Là quá trình hoàn thành điều kiện giải ngân để tiến hành giải ngân nguồn vốn vay.
- Tiền để giải ngân: Từ quyết định dự trù tiền (vốn) sinh ra.
- Bên thụ hưởng: Là bên nhận tiền.
- Bên quản lý tiền: Là bên nhận lệnh xuất tiền từ quyết định giải ngân.
- Giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa: Có thể lấy ví dụ cụ thể ở hoạt động mua bán bất động sản.
3. Các hình thức giải ngân phổ biến là gì?
3.1. Giải ngân phong toả
Giải ngân phong tỏa là hình thức cho khách hàng vay vốn để mua hàng hoá, các món hàng có giá trị lớn như: Ô tô, điện máy hay nhà hoặc bất động sản…
Các khoản vay như thế này thông thường có số tiền lớn. Nên để đảm bảo an toàn cho khoản vay, ngân hàng sẽ không cho phép khách hàng rút ngay khoản tiền ra cho đến khi khách hoàn thành việc mua bán hàng hoá và thực hiện các hồ sơ pháp lý, đăng ký sang tên tài sản.
Hình thức này được đa số ngân hàng áp dụng vì tính an toàn của nó.
3.2. Giải ngân không phong tỏa là gì?
Với hình thức này, khách hàng có thể lập tức rút tiền ra để chi tiêu ngay. Hình thức giải ngân này vì khá rủi ro nên thường chỉ áp dụng với các hồ sơ vay tiêu dùng, tín chấp với số tiền vay ít từ 10-500 triệu.
4. Quy trình giải ngân vốn vay của ngân hàng
Quy trình giải ngân vốn vay ngân hàng thực chất là quy trình vay vốn ngân hàng. Khi vay vốn tại ngân hàng, khách hàng sẽ cần phải trải qua quy trình sau.
4.1. Bước 1. Thu thập và xác thực thông tin khách hàng
Khi đăng ký vay vốn tại ngân hàng, sẽ có nhân viên của ngân hàng hay tổ chức tín dụng liên lạc để hỏi về việc thu thập và xác thực thông tin khách hàng là điều cần thiết phải làm. Mục đích của việc này là để xác minh nhân thân và đánh giá khả năng hoàn trả vốn của khách hàng. Các chuyên viên ngân hàng có nhiệm vụ tiếp nhận và xác thực tính chính xác của những thông tin được cung cấp từ khách hàng.
4.2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục
Hồ sơ vay vốn tuỳ ngân hàng sẽ cần phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ khác nhau.
Thông thường hồ sơ sẽ cần có:
- Chức minh nhân dân, hộ khẩu, KT3 (nếu có)
- Giấy đề nghị vay vốn
- Giấy tờ chứng minh thu nhập như: HĐLĐ, sao kê hoặc xác nhận lương 3 tháng gần nhất
- Đối với khoản vay thế chấp cần chuẩn bị những kế hoạch sử dụng nguồn vốn
- Một số giấy tờ khác tuỳ ngân hàng
Xem thêm: Kinh nghiệm làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng
4.3. Bước 3: Thẩm định hồ sơ vay vốn
Sau khi nộp đủ giấy tờ, hồ sơ cho ngân hàng sẽ đến bước thẩm định hồ sơ. Hầu hết các ngân hàng sẽ cử nhân viên thẩm định đến nhà hoặc công ty hoặc nơi làm việc của khách vay để xác nhận lại các thông tin mà khách hàng cung cấp là chính xác. Mục đích là hạn chế các rủi ro về tín dụng sau này.
4.4. Bước 4: Phê duyệt
Sau khi thẩm định, nếu không có vấn đề gì, bộ phận thẩm định sẽ báo cáo lên cấp trên để cấp trên phê duyệt khoản vay.
4.5. Bước 5: Giải ngân
Đến lúc này, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Tuy vào các khoản vay cụ thể mà ngân hàng sẽ giải ngân phong tỏa hoặc không phong tỏa. Ngân hàng có thể giải ngân bằng tiền mặt trực tiếp tại quầy hoặc giải ngân thông qua tài khoản của khách hàng.
5. Thời gian giải ngân diễn ra bao lâu?
Tuy vào hồ sơ đã phù hợp hay chưa và tuỳ vào các điều kiện của ngân hàng, thời gian giải ngân có thể giao động từ 1-2 ngày. Các hồ sơ phức tạp hơn có thể sẽ mất 3-4 ngày hoặc 1 tuần để duyệt hồ sơ.
6. Những lưu ý khi hoàn thành thủ tục giải ngân của ngân hàng là gì?
Để quá trình vay vốn cũng như giải ngân được diễn ra một cách an toàn hơn, khách hàng nên lưu ý một số điểm sau:
- Đọc kỹ hợp đồng.
- Nếu có chỗ nào thắc mắc trong hợp đồng thì cần hỏi nhân viên tư vấn để được giải đáp thắc mắc.
- Tránh các trường hợp chưa đọc ký hợp đồng mà đã vội ký tên.
- Hỏi nhân viên tư vấn về các khoản thu thêm như là bảo hiểm hoặc bảo đảm khoản vay… Nếu đồng ý thì mới tiếp tục vay.
- Trong trường hợp đã phê duyệt nhưng nếu cảm thấy không cần thiết phải vay nữa.
- khách hàng có thể thông báo huỷ và từ chối giải ngân.
- Xem thật kỹ lãi suất vay ngân hàng và các khoản phí liên quan.
7. Tạm kết
Trên đây là những thông tin mà Finance Investment tổng hợp về giải ngân vốn vay ngân hàng. Mong rằng bài viết trên hữu ích đối với những ai đang cần vay vốn tại ngân hàng. Chúc bạn đọc thành công và nhiều sức khoẻ.
Nguồn tham khảo :
https://timo.vn/blogs/vay/giai-ngan-la-gi-quy-trinh-giai-ngan-khi-vay-von/
https://banktop.vn/giai-ngan-la-gi/