FOMO là một trong những trạng thái tâm lý hay gặp của những nhà đầu tư chứng khoán mới và cũng là một trạng thái tâm lý cần tránh khi giao dịch chứng khoán. Vậy FOMO là gì? Nguyên nhân gì khiến các nhà đầu tư rơi vào trạng thái FOMO và cách để tránh trạng thái này là gì? Mời các bạn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Dong Shop Sun!
1. FOMO là gì trong chứng khoán?
1.1. FOMO là viết tắt của từ gì?
FOMO là cụm từ hay được nhiều nhà phân tích chứng khoán nhắc tới khi phân tích tâm lý nhà đầu tư trên thị trường. Vậy cụ thể FOMO là viết tắt của cụm từ gì trong tiếng Anh? FOMO có ý nghĩ gì?
FOMO là viết tắt của cụm từ Fear of missing out. Đây là hiệu ứng tâm lý lo sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài xu hướng của đám đông. Người bị hội chứng FOMO sẽ có tâm lý bất an, lo sợ bản thân đang bỏ lỡ một món hời hay một cơ hội, sự kiện hấp dẫn nào đó so với những người khác.
1.2. Hiệu ứng FOMO là gì trong chứng khoán? Hậu quả khi nhà đầu tư bị hiệu ứng tâm lý FOMO
Hiệu ứng FOMO là gì trong chứng khoán và hậu quả như thế nào?
Vậy hiệu ứng FOMO là gì trong chứng khoán?
Trong chứng khoán, hiệu ứng FOMO thường xuất hiện nhiều ở các nhà đầu tư khi giá một cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian ngắn. Hiệu ứng này khiến nhiều nhà đầu tư bị thôi thúc phải mua vào một lượng lớn các cổ phiếu một cách nhanh chóng do lo sợ bỏ lỡ cơ hội lớn để kiếm lời.
Khi đã bị hiệu ứng tâm lý này, một nhà đầu tư thường có xu hướng mua đuổi cổ phiếu một cách vội vàng mặc dù nó đã ở vùng giá khá cao so với ban đầu và hầu như không được chiết khấu. Đặc biệt là trong các phiên bùng nổ theo đà, khi giá cổ phiếu tăng mạnh chỉ trong một ngày ngắn ngủi, nhà đầu tư sẽ cực kỳ dễ bị tâm lý FOMO.
Việc mua vào này hầu hết là tự phát do tâm lý FOMO mang lại, không có kế hoạch trước. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ không mua được cổ phiếu ở mức giá tốt được khuyến nghị bởi các chuyên gia tư vấn. Đồng thời việc mua cổ phiếu này cũng không tuân theo nguyên tắc đầu tư của chính nhà đầu tư.
Vì vậy, lợi nhuận sau khi mua chứng khoán không được đảm bảo. Thậm chí bạn còn có nguy cơ cao bị lỗ do đã mua đuổi ở vùng giá cao.
Rất nhiều trường hợp các nhà đầu tư mua vào chứng khoán do FOMO bị lỗ lại do giá cổ phiếu giảm xuống lại sau đó. Vì vậy việc FOMO mua vào chứng khoán khi chứng khoán tăng giá mạnh thường không được giới chuyên gia khuyến khích.
2. Nguyên nhân vì sao nhà đầu tư bị tâm lý FOMO?
Thực chất có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhà đầu tư vướng phải tâm lý fear of missing out. Những nguyên nhân này như sau:
2.1. Thiếu kiến thức về thị trường chứng khoán
Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường chứng khoán. Những nhà đầu tư này có rất ít kinh nghiệm về buôn bán chứng khoán. Cùng với đó, cũng không có nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức chuyên môn, kiến thức về kỹ thuật phân tích đầu tư chứng khoán.
Vì vậy, những nhà đầu tư này dễ có những quyết định rất cảm tính. Từ đó dễ dàng bị cuốn vào việc mua chứng khoán khi giá lên cao. Đồng thời đây cũng là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi số đông. Khi nhiều người bàn luận và đề cập đến lãi suất đã đạt được trên các diễn đàn, những nhà đầu tư này rất dễ phát sinh tâm lý muốn mua cổ phiếu.
2.2. Sợ bỏ lỡ cơ hội
Những người mới trên thị trường chứng khoán hoặc thậm chí là đã có kinh nghiệm vẫn thường xuyên có cảm giác sợ bỏ lỡ cơ hội khi thấy cổ phiếu tăng giá đi lên mạnh trong thời gian ngắn.
Kết hợp với việc thiếu kiến thức về thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội chi phối và ra quyết định sai lầm là mua chứng khoán trong tâm lý FOMO.
2.3. Tham vọng khiến bạn dễ rơi vào tâm lý FOMO
Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội cũng xuất phát một phần vì tham vọng. Việc tham gia chứng khoán có thể mang lại cho nhà đầu tư khoản lời nhanh chóng hơn gấp nhiều lần so với các hình thức đầu tư khác.
Tuy nhiên chính vì vậy kênh đầu tư này cũng thu hút không ít nhà đầu tư “tham lam” muốn kiếm tiền nhanh và giàu lên nhanh chóng. Vì vậy khi thấy một cổ phiếu tăng nhanh, các nhà đầu tư có thể bị hấp dẫn vì cái lợi trước mắt quá nhiều mà quên đi những nguyên tắc trong giao dịch chứng khoán.
2.4. Mất kiểm soát về mặt cảm xúc
Bậc thầy về đầu tư Warren Buffett từng nói: “Cảm xúc là kẻ thù của lý trí”. Đây cũng là câu nói hoàn hảo để miêu tả trường hợp các nhà đầu tư bị vướng vào trạng thái FOMO.
Trong trường hợp người mắc tâm lý FOMO, bạn có thể quá tự tin hoặc thiếu tự tin trong quá trình đầu tư. Quá tự tin rằng cổ phiếu sẽ không rơi xuống vùng giá thấp hơn được. Hoặc bạn quá cẩn trọng không dám tham gia cổ phiếu khi có đợt chiết khấu tốt. Đến khi cổ phiếu bật tăng trở lại thì lại FOMO tham gia theo.
Tuy nhiên nguyên nhân này có thể được khắc phục bằng những hiểu biết về kỹ thuật. Một khi bạn đã có kiến thức về đầu tư chứng khoán tốt kết hợp với kinh nghiệm trên thị trường thì sẽ phân biệt được đâu là lúc nên mua vào, đâu là thời điểm nên đứng ngoài và chờ đợi.
2.5. Rơi vào tâm lý Fear of missing out do sự nóng vội
Tâm lý nóng vội cũng là một trong những lý do có thể khiến nhà đầu tư rơi vào trạng thái Fomo.
Tâm lý này thường sinh ra khi nhà đầu tư đã bị thua lỗ. Khi đó, bạn sẽ muốn kiếm lời lại thật nhanh để có thể bù đắp được khoản lỗ trước đó. Vì vậy, khi thấy cổ phiếu tăng, nhà đầu tư với tâm lý fear of missing out sẽ nhanh chóng bị cuốn vào trong khi chưa thực sự tìm hiểu rõ về cổ phiếu.
3. Cách tránh bị tâm lý FOMO khi đầu tư chứng khoán
Sau khi đã biết các nguyên nhân gây nên hiệu ứng tâm lý FOMO trong đầu tư chứng khoán, bạn hoàn toàn có thể tìm cách khắc phục chúng để tránh rơi vào tình trạng mua đuổi chứng khoán sau này.
Các cách tránh bị FOMO gồm:
3.1. Trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ
Để tham gia thị trường chứng khoán hiệu quả, bạn cần phải trang bị các kiến thức nền tảng về thị trường. Cần nghiên cứu các kỹ thuật chơi chứng khoán. Bên cạnh đó bạn cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các mã cổ phiếu trên thị trường. Nên chọn mua những mã có nền tảng tốt, hiệu quả kinh doanh cao.
Khi có nền tảng tốt về kiến thức giao dịch cổ phiếu, bạn có thể hiểu bản chất của các phiên kép tăng điểm mạnh và thậm chí dự đoán trước các phiên này. Như vậy bạn có thể mua cổ phiếu từ vùng giá thấp, an toàn đằng trước. Khi đó bạn chỉ cần chờ khi được kéo lên cao để bán kiếm lời. Hoặc đơn giản là bạn sẽ không bị cuốn vào tâm lý sợ mất lời. Nhờ vậy không đua lệnh vào mua giá cao.
3.2. Giao dịch với chiến lược đầu tư rõ ràng
Phần lớn nhà đầu tư chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO là bởi việc thiếu kiến thức đầu tư và đầu tư một cách cảm tính, phụ thuộc hoàn toàn vào diễn biến của thị trường từng phiên giao dịch.
Những nhà đầu tư này thường mua vào một ít khi thấy cổ phiếu tăng lên. Mua nhiều hơn khi giá tăng mạnh. Sau đó lại lo lắng và bán tháo khi giá cổ phiếu giảm và giảm sâu.
Với việc đầu tư không có chiến lược, nhà đầu tư rất dễ kết thúc trong việc tổng tài khoản tăng cực kỳ ít sau thời gian dài đầu tư hay thậm chí thua lỗ. Để tránh bị FOMO, bạn nên chọn một trong hai chiến lược đầu tư dưới đây:
- Đầu tư giá trị: chọn các cổ phiếu của các công ty làm ăn tốt, có doanh thu, lợi nhuận đều đặn. Chờ khi giá cổ phiếu giảm sâu thì mua vào và kiên nhẫn chờ cổ phiếu tăng giá lại.
- Đầu tư tăng trưởng: chọn cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng tốt đều hàng năm, hàng quý và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm tiếp theo. Mua cổ phiếu (thường là có thể mua ở bất kỳ vùng giá nào) và nắm giữ trong dài hạn. Khi đó giá cổ phiếu sẽ tăng trưởng dần theo thời gian và bán ở mức giá cao hơn trong tương lai.
3.3. Học cách làm chủ cảm xúc tránh FOMO
Cảm xúc lo sợ mất cơ hội, háo hức khi thấy việc giá tăng lên,… là những cảm xúc phổ biến trong các nhà đầu tư vừa tham gia thị trường. Tuy nhiên để có thể ở lâu trên thị trường chứng khoán và kiếm được lợi nhuận thì việc học cách điều khiển cảm xúc, quyết định bằng việc phân tích lý trí, kỹ lưỡng là điều cần thiết.
Vì vậy, bạn nên học cách bình tĩnh quan sát diễn biến thị trường. Nên tham khảo lời khuyên của những người có chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm để quyết định chính xác hơn, tránh hấp tấp, nóng vội hay làm việc cảm tính.
4. Nên làm gì khi đã trót FOMO?
Việc rơi vào tâm lý FOMO và lỡ mua một cổ phiếu với mức giá cao thực chất rất phổ biến trên thị trường chứng khoán. Vậy bạn nên làm gì khi đã trót FOMO đua lệnh giá cao?
4.1. Xác định lại tính chất cổ phiếu của mình
Khi bạn biết bạn đã mua sai điểm do bị FOMO, điều đầu tiên bạn cần làm là theo dõi diễn biến của cổ phiếu một cách kỹ lưỡng. Tiếp theo là xác định lại tính chất mã cổ phiếu của mình để ra quyết định đúng.
Bạn có thể tham khảo các tiêu chí đánh giá cổ phiếu sau:
- Xem lại cổ phiếu của mình thuộc dạng cổ phiếu có nền tảng tốt hay không, có tiềm năng tăng trưởng tốt trong ngắn hạn, dài hạn không.
- Đồ thị kỹ thuật của cổ phiếu hiện tại ra sao.
- Điều gì khiến cổ phiếu giảm giá (do tin tức xấu/định giá đắt/tin tức kết quả kinh doanh, tin tức bất lợi bất ngờ mang tính tạm thời,…).
4.2. Cách hành động sau khi đã lỡ FOMO
Sau khi đã biết tính chất cổ phiếu, bạn có thể tham khảo hai cách giải quyết khi lỡ FOMO mua cổ phiếu giá cao dưới đây (Lưu ý những giải pháp bên dưới chỉ mang tính chất tham khảo, bạn là người duy nhất có quyền quyết định và cần chủ động chịu trách nhiệm với tất cả mọi quyết định trên tài khoản của mình):
- Nếu cổ phiếu bạn mua là cổ phiếu chất lượng, có nền tảng kinh doanh tốt, không mang thuần đầu cơ làm giá, nguyên nhân rớt giá là yếu tố bất ngờ, khách quan hay mang tính ngắn hạn, không trầm trọng. Đồng thời mức định giá hiện thời của cổ phiếu còn rẻ so với giá trị thực thì bạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và chờ cổ phiếu tăng lên lại.
- Nếu cổ phiếu bạn mua không thực sự có nền tảng kinh doanh tốt, chỉ mang tính đầu cơ làm giá lấy lời / nguyên nhân cổ phiếu rơi là do tin tức mang tính chất nghiêm trọng / định giá cổ phiếu đang cao so với giá trị thực,… Khi đó, bạn nên nhanh chóng bán cổ phiếu ngay khi cổ phiếu về, chấp nhận lỗ một phần nhưng không tiếp tục nắm giữ bởi sẽ có khả năng giảm sâu hơn rất nhiều.
Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể xác định nguyên nhân giá một cổ phiếu giảm xuống.
Có những trường hợp cổ phiếu căn bản tốt nhưng rớt giá và rất lâu mới lên lại hay rớt giá liên tiếp mà chưa rõ lý do. Vì diễn biến trên thị trường cổ phiếu là không thể dự đoán trước 100% được, tất cả mọi phân tích kỹ thuật đều mang tính xác suất nên tốt nhất là bạn nên tránh việc FOMO mua cổ phiếu giá cao để không gặp phải rủi ro phải cắt lỗ về sau!
5. Lời kết
Trên đây là những thông tin về FOMO là gì, nguyên nhân vì sao nhà đầu tư rơi vào trạng thái FOMO và cách hành động khi đã lỡ FOMO hay cách để tránh việc rơi vào trạng thái này. Hi vọng qua đó các bạn đã có được đầy đủ các thông tin về trạng thái tâm lý này và có quá trình đầu tư hiệu quả hơn.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị cung cấp nguồn vốn uy tín, an toàn với thời gian giải ngân nhanh chóng thì hãy đến với Dong Shop Sun. Chúng tôi là đơn vị cho vay vốn từ Nhật Bản, với đầy đủ các hình thức vay từ cầm cavet xe đến cho vay theo hóa đơn điện nước,… Liên hệ ngay theo hotline: 1800.5588.90.