Công thức tính lãi đơn là gì? Nên sử dụng lãi đơn hay lãi kép

Đối với những ai đang bắt đầu tìm hiểu về gửi tiết kiệm ngân hàng hay các khoản đầu tư, hẳn lãi đơn là gì là một trong những câu hỏi được mọi người cực kỳ quan tâm. Vậy đây là loại lãi suất như thế nào? Lãi đơn và lãi kép khác nhau như thế nào? Công thức tính lãi đơn như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Finance Investment!

1. Lãi đơn là gì?

Lãi đơn là gì?

Lãi đơn (simple interest) là lãi suất các khoản vay được tính theo tổng vốn vay ban đầu. Các khoản vay tính theo lãi đơn có chi phí các khoản vay được tính theo dạng tuyến tính theo thời gian trên tổng vốn vay ban đầu.

Đây là một trong các loại lãi suất ngân hàng phổ biến nhất và có cách tính đơn giản cũng như ít gây gánh nặng về lãi nhất.

2. Ví dụ về lãi đơn 

Ví dụ về lãi đơn như sau: Ví dụ anh A vay 10 triệu đồng với lãi suất hàng năm là 10% tính theo lãi đơn. 

  • Vậy sau năm đầu tiên, số lãi của anh A là: 10% x 10.000.000 = 1.000.000 VNĐ.
  • Năm thứ 2, tổng số lãi là: 10% x 10.000.000 + 1.000.000 (lãi năm 1) =  2.000.000 VNĐ.

-> Tổng số vốn và lãi sau năm 2 là: 10.000.000 + 2.000.000 = 12.000.000 VNĐ.

3. Công thức tính lãi đơn là gì?

Công thức tính lãi đơn là gì?
Công thức tính lãi đơn là gì?

Vậy công thức tính lãi đơn là: 

SI = P0 x i x n

Với: 

  • SI: Lãi đơn.
  • P0: số tiền gốc ban đầu.
  • i : lãi suất một kỳ hạn vay.
  • n: số kỳ hạn gửi tiền.

4. So sánh lãi đơn và lãi kép

So sánh lãi đơn và lãi kép
So sánh lãi đơn và lãi kép

Bên cạnh lãi đơn, lãi kép cũng là một loại lãi thường xuyên được sử dụng trong các khoản vay. 

Lãi đơn hay được sử dụng trong các khoản vay trả góp. Trong đó có các khoản như mua xe, vay thế chấp tài sản hay vay mua nhà. Trong khi các gói tiền gửi tiết kiệm thường sử dụng lãi kép.

Vậy lãi đơn khác với lãi kép như thế nào? Để hiểu rõ nhất các bạn có thể xem bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chíLãi suất đơnLãi suất kép
Khái niệmMức lãi suất được tính trên số tiền gốc ban đầu của khoản vayMức lãi suất được tính trên số tiền gốc và lãi suất cộng dồn ở các kỳ trước
Trường hợp sử dụngTrong các khoản vay tiền trả góp (vay mua nhà, xe,…)Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng hay tại các tổ chức tài chính
Đặc điểm số tiền lãiLãi cố định qua các kỳLãi tính theo số tiền gốc được cộng dồn tăng dần theo các kỳ
Số tiền gốcTiền gốc cố địnhTiền gốc được cộng dồn tăng lên liên tục
Phương pháp tính lãiTính lãi trên số tiền gốcLãi được tính trên số tiền gốc và lãi được cộng dồn theo thời gian
Tốc độ tăng trưởng của lãi Lợi nhuận tăng chậmLợi nhuận tăng nhanh
Công thức tính lãi đơn và lãi képLãi đơn = P0 x i x n Lãi kép = (P ( 1+i )^n) – P

5. Nên sử dụng lãi đơn hay lãi kép trong đầu tư

Nên sử dụng lãi đơn hay lãi kép trong đầu tư
Nên sử dụng lãi đơn hay lãi kép trong đầu tư

Như vậy bên trên các bạn đã biết công thức tính lãi đơn như thế nào và lãi đơn và lãi kép khác nhau ra sao. 

Vậy bạn nên sử dụng lãi đơn hay lãi kép để đầu tư? 

Lãi suất kép là loại lãi được khuyến khích sử dụng trong đầu tư đối với những người đã có kiến thức, nền tảng đầu tư vững chắc. 

Lãi suất kép trong việc đầu tư tài chính hay đầu tư kinh doanh là việc lấy phần lãi sinh lời từ khoản đầu tư trước, gom với số tiền vốn ban đầu để tiếp tục đầu tư.

Vì vậy, nếu bạn đã chắc chắn về chiến lược đầu tư và có phương pháp tốt, việc sử dụng lãi kép trong đầu tư tài chính/đầu tư kinh doanh sẽ mang lại khoản lợi nhuận và mức sinh lời lớn, nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên việc sử dụng lãi kép thay cho lãi đơn trong đầu tư đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận mức rủi ro cao hơn hẳn. Bởi khi đầu tư, nếu thua lỗ, bạn sẽ mất cả tiền vốn và lời của những lần đầu tư trước.

Vì vậy việc sử dụng lãi kép trong đầu tư kinh doanh, đầu tư sinh lời chỉ được khuyến khích khi bạn đã có đủ kinh nghiệm, kiến thức và phương pháp đầu tư bài bản

6. Lời kết

Trên đây là các thông tin chi tiết về lãi suất đơn và công thức tính lãi đơn khi vay tiền trả góp ngân hàng, vay tiền các công ty tài chính. Hi vọng qua đó các bạn đã hiểu rõ về loại lãi suất này, từ đó có thể lên kế hoạch đi vay hay trả lãi chính xác hơn.

Xem thêm:

Scroll to Top