Chứng chỉ tiền gửi là một thuật ngữ khá khó hiểu đối với hầu hết mọi người. Mọi người thường hiểu đây là một hình thức tương tự như sổ tiết kiệm nhưng chưa thật sự hiểu rõ về nó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa, chứng chỉ tiền gửi có an toàn không, ưu và nhược điểm của loại chứng chỉ này.
1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Chứng chỉ tiền gửi (hay tín chỉ tiền gửi) là bằng chứng nhận về nghĩa vụ trả nợ của một công ty hay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng đối với khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Chứng chỉ ngày được các ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các cá nhân tổ tức.
Trên thực tế, giấy tờ này có giữa trị như một sổ tiết kiệm để thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi tại ngân hàng đó.
Khi bạn sở hữu chứng chỉ này thì sẽ được hưởng các lãi suất định kỳ theo quy định của ngân hàng.
2. Các nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi
Điều 11.3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định các nội dung cần có trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm::
- Tên ngân hàng phát hành.
- Tên gọi của loại giấy tờ (chứng chỉ tiền gửi).
- Mệnh giá, thời gian hiệu lực, ngày phát hành, ngày đáo hạn.
- % lãi suất, phương thức trả lãi, thời gian trả lãi, nơi thanh toán gốc và lãi.
- Thể hiện chứng chỉ tiền gửi là ghi danh danh hoặc vô danh.
- Tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có giá (nếu người mua là tổ chức) phải được ghi rõ.
- Họ và tên, CMND, hộ chiếu, địa chỉ của người mua chứng chỉ tiền gửi (nếu người mua là cá nhân).
- Ký hiệu, số seri phát hành chứng chỉ tiền gửi.
- Phiếu trả lãi đi kèm phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số seri, mệnh giá), lãi suất, số tiền lãi nhận được, kỳ hạn nhận lãi.
- Chữ ký của người đại diện tổ chức tín dụng theo pháp luật, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc người được uỷ quyền theo pháp luật và các chữ ký do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
- Các nội dung khác có liên quan hoặc bổ sung thông tin cho chứng chỉ tiền gửi.
- Các thiết kế và in ấn của chứng chỉ tiền gửi phải đảm bảo khả năng chống làm giả.
3. Các loại chứng chỉ tiền gửi
Hiện nay có 3 loại chứng chỉ tiền gửi bao gồm:
- Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: là giấy tờ có ghi tên người sở hữu hoặc phát hành dưới hình thức chứng chỉ.
- Chứng chỉ tiền gửi vô danh: không ghi tên người sở hữu hoặc là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ. Khi đó ai nắm giữ chứng chỉ sẽ có quyền sở hữu chúng.
- Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: là loại chứng chỉ không được quyền chuyển nhượng, thường sẽ bán theo mệnh giá và lãnh lãi vào ngày đáo hạn.
4. Điều kiện mua chứng chỉ tiền gửi
Không phải ai cũng có thể mua chứng chỉ tiền gửi mà chỉ giới hạn cho các đối thượng sau:
- Là người có quốc tịch Việt Nam hoặc là người nước ngoài có đủ điều kiện hợp pháp sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
- Độ tuổi từ đủ 18 trở lên.
- Đầy đủ giấy tờ tùy thân.
- Có tài khoản giao dịch tại ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi.
5. Ưu điểm của kênh đầu tư chứng chỉ tiền gửi
Những ưu điểm của kênh đầu tư chứng chỉ tiền gửi bao gồm:
- Tiền gốc và tiền lời được đảm bảo trong suốt quá trình gửi tương tự như gửi tiết kiệm.
- Lãi suất cao hơn so với gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn thông thường.
- Dễ dàng thực hiện chuyển nhượng hay cầm cố chứng chỉ tiền gửi một cách linh hoạt.
- Sản phẩm đầu tư không rủi ro, được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính lớn.
6. Nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi
Ngoài những ưu điểm kể trên thì chứng chỉ tiền gửi cũng tồn tại những nhược điểm như:
- Không thể thanh toán trước hạn.
- Tính thanh khoản chưa cao.
- Lãi suất thấp hơn so với các hình thức đầu tư khác nếu có ý định đầu tư dài hạn.
7. Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
Đặc điểm | Chứng chỉ tiền gửi | Sổ tiết kiệm |
Lãi suất | Lãi cao hơn | Lãi tương đối thấp |
Kỳ hạn | Kỳ hạn dài, tuỳ theo đợt và ngân hàng | Các kỳ hạn ngắn từ 1 đến 36 tháng |
Tính thanh khoản | Thấp, không được rút và tất toán trước hạn | Có thể rút tiền dễ dàng khi đến hạnCó thể rút trước hạn |
8. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi sẽ khác nhau từ vào ngân hàng và thời điểm khác nhau:
Ngân hàng | Kỳ hạn | Lãi suất CCTG (%/năm) |
Vietcapital Bank | 24 | 9.5% |
36 | 9.8% | |
48 | 10% | |
60 | 10.2% | |
SHB | 18 | 8.6% |
24 | 8.7% | |
36 | 8.8% | |
VIB | 18 | 6.68% |
24 | 6.88% | |
Sacombank | 48 | 8.6% |
VietABank | 24 | 9.1% |
9. Các câu hỏi về chứng chỉ tiền gửi
9.1. Chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?
Đây là một hình thức đầu tư an toàn, có sự xác nhận, ký nhận của ngân hàng nước ngoài và các công ty tổ chức tín dụng uy tín.
Bên cạnh đó, hình thức này còn được bảo hộ của Luật pháp. Vì thế, khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng vào hình thức đầu tư này.
9.2. Rủi ro chứng chỉ tiền gửi là gì?
Rủi ro của chứng chỉ tiền gửi là rất khó chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi do có rất ít người mua. Cụ thể, bạn sẽ có hình phạt nếu rút tiền trước khi đáo hạn.
10. Tạm kết
Trên đây là là các thông tin liên quan đến chứng chỉ tiền gửi là gì, chứng chỉ tiền gửi có an toàn không. Mong rằng bài viết trên là hữu ích đối với những ai đang muốn tìm hiểu về chứng chỉ tiền gửi.
Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu vay tín chấp nhanh chóng, vay tiền tiêu dùng thủ tục đơn giản thì hãy liên hệ ngay với Dong Shop Sun. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, giúp bạn vay vốn dễ dàng nhất.