Chỉ số VN-Index là gì, cách tính điểm VN-Index như thế nào hay các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chỉ số này là những thông tin sẽ được cung cấp trong bài viết này. Việc hiểu rõ chỉ số này là gì sẽ giúp bạn có thể theo dõi tốt hơn biến động của thị trường chứng khoán và đầu tư tốt hơn. Mời bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1. Chỉ số VN-Index là gì?
Chỉ số VN-Index là chỉ số thể hiện tổng giá trị giao dịch của các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM – HOSE.
Chỉ số này là cơ sở để so sánh giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại với giá trị vốn hóa của thị trường cơ sở – thị trường khi vừa thành lập ngày ngày 28/07/2000.
Đây cũng là cơ sở cho thấy quy mô, sự phát triển của thị trường/sàn cổ phiếu qua các giai đoạn.
2. Lịch sử biến động chỉ số VN-Index từ năm 2000 đến nay
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 11/07/1998. Tuy nhiên đến tận 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên mới diễn ra. Tuy nhiên vào thời điểm sơ khai của thị trường chỉ có 2 mã chứng khoán được giao dịch là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần SAM Holdings).
Các cột mốc chỉ số vn-index từ năm 2000 đến nay như sau:
- Từ năm 2001 – 2005: Đây là giai đoạn sơ khai và đi vào vận hành của thị trường. Nhà đầu tư dần làm quen với cách hoạt động của thị trường chứng khoán nên giá trị vốn hóa không cao, chỉ chiếm 1% GDP.
- Năm 2006: Vào tháng 1/2006, vinamilk tham gia thị trường và giúp giá trị vốn hóa sàn HOSE tăng gấp đôi. Cùng với đó, thị trường cũng được mở rộng với sự tham gia của 74 doanh nghiệp khác trên sàn HOSE. Nhờ đó VN-Index cũng lên đến 752 điểm, tăng 144% so với trước đó.
- 2007: Thị trường liên tục tăng trưởng. Đến ngày 12/03/2007, chỉ số VN-Index chính thức đạt 1170,67 điểm, gấp 3,6 lần so với đầu năm 2006.
- 2008: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra khiến VN-Index giảm 316 điểm, tụt 66% so với trước đó. Vì vậy giá trị vốn hóa sàn HOSE cũng mất đến 195 tỷ đồng.
- Năm 2019 đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của thị trường chứng khoán Việt Nam khi đạt mốc 961 điểm – cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
- Từ năm 2020 – 2021: Đây là thời kỳ xuất hiện của dịch Covid-19. Người dân đều có xu hướng tìm đến chứng khoán như công cụ giúp đầu tư tăng tài sản tốt nhất khi các kênh đầu tư khác đi xuống và nền kinh tế ảm đạm. Chỉ số VN-Index tăng đến 35,74% và lọt top 7 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất toàn cầu.
- Tuy nhiên đến đầu năm 2022, thị trường bị ảnh hưởng bởi tình hình thế giới và lạnh phát khiến thị trường giảm mạnh từ đỉnh 1500 xuống thủng mốc 1000.
Biểu đồ chỉ số VN-Index từ năm 2000 đến nay:
Bảng chỉ số VN-Index từ năm 2000 đến nay:
Nguồn: HOSE
3. Công thức, cách tính điểm VN-Index
Thực tế là các sàn giao dịch chứng khoán đều có công bố chỉ số VN-Index từng ngày giao dịch nên bạn không cần phải tự tính chỉ số này. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn tự tính chỉ số này thì có thể làm theo công thức tính chỉ số VN-Index dưới đây:
VN-Index = (Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại / Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở) x 100
Hay
Trong đó:
- P1i: giá của cổ phiếu i thời điểm hiện tại.
- Q1i: khối lượng đang lưu hành trên thị trường/khối lượng niêm yết của cổ phiếu i.
- P0i: giá gốc của cổ phiếu i.
- Q0i: khối lượng niêm yết của cổ phiếu i thời kỳ gốc.
4. Ý nghĩa của chỉ số VN-Index là gì?
4.1. Phản ánh sự tăng, giảm giá của cổ phiếu
Sự tăng, giảm của chỉ số VN-Index có tương quan và phản ánh chính xác sự tăng, giảm của các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE.
Bởi như công tính tính chỉ số VN-Index bên trên bạn có thể thấy, chỉ số này có tương quan tỷ lệ thuận với giá trị vốn hóa của thị trường trong hiện tại. Vì vậy chỉ số VN-Index tăng có nghĩa là tổng mức giá các cổ phiếu trên sàn HOSE tăng và ngược lại.
4.2. Chỉ số VN-Index giúp dự báo xu hướng vận động thị trường cho nhà đầu tư
Sàn HOSE là sàn chứng khoán chính và lớn nhất Việt Nam, vì vậy chỉ số VN-Index phản ánh sàn HOSE là công cụ chính giúp nhiều nhà đầu tư, chuyên gia chứng khoán phân tích thị trường. Nhờ đó giúp dự đoán được xu hướng chung của thị trường.
4.3. Thể hiện tâm lý nhà đầu tư
Giá của cổ phiếu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu. Trong khi đó, tâm lý bi quan hay tích cực của nhà đầu tư chính là một trong những yếu tố chính quyết định nên cung cầu trên thị trường.
Tổng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trên sàn HOSE sẽ được phản ánh vào chỉ số VN-Index. Vì vậy có thể nói, chỉ số VN-Index giúp thể hiện tâm lý tích cực hay bi quan của nhà đầu tư trên thị trường theo thời gian thực.
4.4. Đánh giá tình hình tăng trưởng, suy thoái nền kinh tế
Sự tăng trưởng của hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng của các doanh nghiệp mà chúng đại diện.
Vì vậy khi các doanh nghiệp phát triển tốt, nền kinh tế tăng trưởng thì các cổ phiếu trên thị trường đều tăng trưởng tốt. Cùng với đó, nền kinh tế tăng trưởng càng tốt thì càng có nhiều cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Như vậy, chỉ số VN-Index thể hiện giá trị giao dịch của các cổ phiếu sàn HOSE cũng có ý nghĩa phản ánh tình hình tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngược lại khi kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp làm ăn không tốt, nhà đầu tư không có kỳ vọng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không giải ngân đầu tư. Nếu tình hình này kéo dài thì thị trường chứng khoán sẽ khó phát triển.
4.5. Phản ánh sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế
Nếu một nền kinh tế cơ cấu lại các ngành nghề thì các chỉ số chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Trong đó chỉ số VN-Index phản ánh sự tăng/giảm của cổ phiếu sẽ chịu tác động cực kỳ rõ rệt.
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index là gì?
5.1. Các yếu tố về kinh tế
Việc kinh tế suy thoái hay các biến động về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó cũng ảnh hưởng đến biến động giá của cổ phiếu của từng doanh nghiệp và dẫn đến sự thay đổi của các chỉ số chung trên thị trường chứng khoán như VN-Index.
5.2. Chính sách tiền tệ của nhà nước
Khi nhà nước muốn hỗ trợ sự tăng trưởng của nền kinh tế, kích cầu, thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì nhà nước sẽ sử dụng đến các chính sách tiền tệ, cụ thể là giảm lãi suất. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ được vay vốn với chi phí thấp hơn, giảm chi phí vốn vay và tăng được lợi nhuận.
Cùng với đó, lãi suất thấp thì việc gửi ngân hàng không còn hấp dẫn người dân. Như vậy, dòng tiền sẽ chuyển vào các hình thức đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản,… giúp thanh khoản thị trường tăng lên và giúp chỉ số VN-Index tăng lên.
5.3. Các yếu tố về chính trị, luật pháp
Các quy định pháp luật mới cũng có thể tạo các thay đổi nên nền kinh tế. Tương tự như các sự kiện về chính trị (sự hợp tác giữa hai nước, chiến tranh,…). Những yếu tố này gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường chứng khoán và chỉ số VN-Index.
5.4. Lạm phát ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index
Giá trị lạm phát (sự mất giá của đồng tiền) càng cao sẽ khiến cho lãi suất tăng lên cao, lợi nhuận doanh nghiệp thu được giảm xuống. Ngược lại, lạm phát ở mức độ cho phép thì nền kinh tế “khỏe mạnh” và doanh nghiệp hoạt động tốt, giúp kỳ vọng vào giá cổ phiếu trong tương lai tăng lên.
5.5. Cán cân thương mại tác động đến chỉ số VN-Index
Cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu và tổng giá trị nhập khẩu của một nước.
Khi cán cân thương mại của một nước dương tức nguồn thu từ nước ngoài của nước này nhiều hơn việc chi tiêu cho nước ngoài. Vì vậy tình trạng này ảnh hưởng tốt đến thị trường chứng khoán.
Ngược lại cán cân âm (nhập nhiều hơn xuất) sẽ khiến GDP giảm và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng tiêu cực.
5.6. Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường
Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chính là lý do vì sao thị trường chứng khoán có thể tăng điểm trong thời kỳ suy thoái và giảm điểm khi kinh tế tốt.
Bởi thị trường chứng khoán hoạt động theo quy luật cung cầu, vì vậy nếu nhà đầu tư bi quan, lượng đầu tư sẽ giảm dẫn tới việc thanh khoản thị trường sụt giảm, giá cổ phiếu không tăng dược. Từ đó chỉ số VN-Index sẽ giảm.
5.7. Những yếu tố khách quan
Thị trường chứng khoán là phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Và việc kinh doanh của các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan khác ngoại trừ kinh tế, luật pháp,… như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh,…
Đơn cử như khoảng thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn đã khiến chỉ số VN-Index nhiều lần giảm mạnh.
6. Kết luận
Trên đây là những thông tin về chỉ số VN-Index là gì, chỉ số VN-Index từ năm 2000 đến nay cũng như công thức, cách tính chỉ số VN-Index,… đầy đủ nhất. Hi vọng qua đó bạn đã hiểu rõ về chỉ số này cũng như có quá trình đầu tư thuận lợi.
Nếu bạn đang muốn tìm một đơn vị cung cấp vốn đầu tư nhanh chóng, thủ tục, điều kiện đơn giản thì Dong Shop Sun chính là ứng cử viên hàng đầu cho bạn. Chúng tôi là đơn vị tài chính đến từ Nhật Bản, với dịch vụ tận tình, minh bạch và lãi suất cho vay thấp. Liên hệ ngay qua hotline: 1800.5588.90.
Xem thêm: Chỉ số VN30 là gì? Có nên đầu tư vào cổ phiếu trong VN30?