Check PCB là gì hay CIC và PCB khác nhau như thế nào là câu hỏi của nhiều người khi vừa mới biết đến PCB tín dụng. Để tìm hiểu về hệ thống kiểm tra tín dụng cá nhân này cũng như cách kiểm tra PCB online/trực tiếp, mời bạn đọc ngay bài viết bên dưới!
1. Check PCB là gì?
PCB là viết tắt cho từ Private Credit Bureau. Đây là một công ty có vai trò lưu trữ và quản lý dữ liệu về tín dụng của các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ban đầu, công ty này được thành lập bởi 11 ngân hàng thương mại. Bao gồm: ACB, ABBank, VietinBank, BIDV, Đông Á, Techcombank, Vietcombank, SCB, VIB, Sacombank và VPBank. Cùng với đó là sự hợp tác của công ty Thông tin Tài chính Crif đến từ Ý.
Đến năm 2017, hai ngân hàng là Đông Á và BIDV thoái vốn. Crif trở thành cổ đông lớn nhất với hơn 50% cổ phần, biến công ty thành doanh nghiệp nước ngoài.
Vậy check PCB là gì? Check PCB là việc tra cứu thông tin tín dụng trên hệ thống dữ liệu của PCB (Private Credit Bureau). Khi check PCB, người dùng có thể tra được thông tin về điểm tín dụng của mình. Từ đó đánh giá được khả năng vay tài chính tại các công ty tài chính hay các rủi ro tài chính có thể gặp.
2. Vai trò PCB tín dụng trong ngân hàng là gì?
Công ty PCB thu thập thông tin từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các công ty tài chính khác. Cùng với đó, cung cấp ngược lại cho đối tác (các ngân hàng, công ty tài chính,…) dịch vụ tra cứu tín dụng.
Nhờ việc những liên kết trên mà PCB tạo nên mạng lưới thông tin tín dụng cá nhân đầy đủ. Giúp công ty này thực hiện vai trò quan trọng là giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính, tín dụng tra cứu được lịch sử và tình trạng tín dụng của khách hàng. Từ đó quyết định được có nên cho các khách hàng này vay hay không.
Cụ thể, nhờ hệ thống PCB, các ngân hàng có thể dự đoán được:
- Khả năng trả nợ của khách hàng: PCB nghiên cứu lịch sử trả nợ của các cá nhân cũng như tình hình tín dụng hiện tại. Từ đó đánh giá được khả năng trả nợ trong tương lai của cá nhân. Giúp ngân hàng biết có nên cho vay hay không.
- Độ tin cậy cá nhân: tương tự như độ tin cậy trên hệ thống CIC, PCB sẽ đánh giá điểm tin cậy của cá nhân dựa trên lịch sử trả nợ của họ. Người có điểm tín dụng thấp trên hệ thống này rất khó được cho vay. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể cải thiện điểm tín dụng bằng cách trả hết nợ cũ và quản lý tài chính tốt hơn.
3. CIC và PCB khác nhau như thế nào?
Về bản chất, cả hai hệ thống CIC (Central Information Center) và PCB (Private Credit Bureau) khá tương đồng nhau. Đây đều là các hệ thống lưu trữ và cung cấp các thông tin về lịch sử tín dụng của các cá nhân, tổ chức.
Vậy cụ thể, CIC và PCB khác nhau như thế nào? Những thông tin cụ thể sẽ có ở dưới đây.
3.1. Điểm giống nhau của hai hệ thống
Cùng chức năng: hai tổ chức này cùng cung cấp thông tin về tình trạng tín dụng của các cá nhân hay tổ chức (lịch sử vay nợ, các món nợ đang vay, mức lương,…).
Nguồn cung cấp dữ liệu: cả hai đều lấy giữ liệu từ các tổ chức như ngân hàng, công ty tài chính, tín dụng, cơ quan thuế,… Nhờ đó có được hệ thống thông tin tín dụng lớn, đầy đủ và đáng tin cậy.
3.2. CIC và PCB khác nhau như thế nào?
- Tổ chức CIC là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, được góp vốn bởi ngân hàng Nhà nước và là tổ chức có vốn đầu tư nhà nước.
- Trong khi đó PCB được góp vốn bởi các ngân hàng thương mại Việt Nam và công ty Thông tin Tài chính Crif của Ý. Hiện đơn vị này là doanh nghiệp tư với hơn 50% vốn nước ngoài.
3.3. Khi nào nên kiểm tra tín dụng cá nhân trên hệ thống PCB tín dụng?
PCB là một hệ thống hỗ trợ kiểm tra thông tin tín dụng cực kỳ hữu ích và uy tín. Vậy bạn nên check PCB trong trường hợp nào?
Bạn nên kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân trong các trường hợp dưới đây:
- Trước khi đi vay tiền, vay thấu chi, vay mua hàng trả góp, vay tín dụng.
- Trước khi mở thẻ tín dụng tại các công ty tài chính hay ngân hàng.
- Muốn đề nghị nâng hạn mức tín dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra báo cáo tín dụng cá nhân 1 năm/lần để kiểm soát tình hình tín dụng tốt hơn. Tránh tình trạng xảy ra nợ xấu hay bị chấm điểm tín dụng sai mà không biết. Bởi thông tin cá nhân của bạn có thể bị kẻ xấu lợi dụng đánh cắp để vay vốn.
4. Hướng dẫn check PCB tín dụng
4.1. Cách kiểm tra PCB trực tiếp
Để có thể check PCB tín dụng trực tiếp, bạn cần phải mang CMND/CCCD đến Công ty Cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam để yêu cầu kiểm tra tín dụng.
- Hiện trung tâm PCB có 2 cơ sở tại:
- Trụ sở chính: Phòng 1303B, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội (trụ sở chính).
- Văn phòng đại diện: tầng 4, Toà nhà văn phòng 13-13 Bis Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Thời gian làm việc: từ 08:00 – 17:00.
- Làm việc từ thứ 2 – thứ 6.
Khi đến văn phòng PCB kiểm tra tín dụng, bạn sẽ nhận được kết quả trong vòng từ 30 phút đến 1 giờ.
Cùng với đó, bạn sẽ được miễn phí lần đầu kiểm tra tín dụng trong năm. Mức phí để cấp báo cáo tín dụng trong các lần sau là 40.000 VNĐ/lần (đã bao gồm VAT).
4.2. Hướng dẫn check PCB tín dụng online
Bên cạnh đó, thay vì đến trực tiếp văn phòng PCB, hiện nay, bạn đã có thể kiểm tra PCB online bằng cách truy cập trang web Thông tin tín dụng PCB. Các bước kiểm tra online như sau:
- Bước 1: Vào trang web lấy thông tin tín dụng PCB: https://thongtintindung.pcb.vn
- Bước 2: Đăng ký tài khoản trên hệ thống PCB và cung cấp các thông tin cá nhân cần thiết > Xác thực tài khoản bằng email hay số điện thoại.
- Bước 3: Đăng nhập vào trang > Chọn mục “Tra cứu tín dụng” trên menu.
- Bước 4: Nhập các thông tin: tên, số CMND/CCCD, địa chỉ > Yêu cầu xuất báo cáo.
- Bước 5: Thanh toán phí nhận báo cáo.
- Bước 6: Nhận và xem báo cáo.
Lưu ý: bạn sẽ được miễn phí lần lấy báo cáo đầu tiên trong năm.
Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND qua hệ thống CIC
5. Làm thế nào để biết mình có tên trong danh sách tín dụng xấu khi check PCB
Để biết bạn có tên trong danh sách tín dụng xấu của PCB không, đầu tiên bạn cũng cần phải thực hiện các bước kiểm tra tín dụng cá nhân online như trên.
Sau đó, bạn sẽ biết được thông tin tín dụng của bạn. Nếu trong báo cáo tín dụng của bạn có các thông tin về công nợ hay các khoản nợ của bạn đối với các tổ chức thì bạn đã bị ghi nhận trong danh sách nợ xấu PCB.
6. Lời kết
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về check PCB là gì cũng như hướng dẫn cách kiểm tra PCB online, hướng dẫn check PCB tín dụng trực tiếp. Hi vọng qua đó bạn đã nắm được mức phí cũng như cách thức thực hiện cách kiểm tra này hay biết được CIC và PCB khác nhau như thế nào.
Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn tiêu dùng, hay bằng cavet xe, vay bằng hóa đơn điện lạnh, điện nước thì hãy đến với Dong Shop Sun. Chúng tôi là công ty tài chính đến từ Nhật Bản với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và lãi suất cho vay ưu đãi. Còn chần chừ gì mà không liên hệ hotline: 1800.5588.90.