Hiện nay, nhu cầu vay vốn ngân hàng không còn là một nhu cầu hiếm hoi mà đã trở thành một nhu cầu lớn của mọi người để giúp họ thực hiện các công việc kinh doanh hoặc tiêu dùng hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lãi suất và các loại lãi suất ngân hàng mà bạn cần phải biết khi giao dịch với các ngân hàng.
1. Lãi suất là gì? Lãi và lãi suất khác nhau như thế nào?
Lãi suất (interest rate) là tỷ lệ phần trăm của số tiền gốc mà đơn vị tài chính phải trả cho khách hàng trong trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm; hoặc người đi vay phải trả cho ngân hàng trong trường hợp vay tiền ngân hàng. Phần lãi suất này được tính dựa trên số tiền gốc và một khoảng thời gian nhất định có thể tính theo ngày, tháng, năm.
Còn lãi là khoản tiền mà bên cho vay sẽ nhận được sau khi cho vay hoặc gửi tiết kiệm trong một khoảng thời gian nào đó.
Ví dụ: Bạn được giải ngân khoản vay từ ngân hàng với hạn mức 100 triệu đồng với mức lãi suất là 12%/năm tức 1%/tháng với kỳ hạn 12 tháng. Vậy thì mỗi tháng bạn phải trả 1 triệu tiền lãi. Vậy 1% là lãi suất và 1 triệu là lãi.
2. Cách tính lãi suất tiết kiệm
Công thức tính lãi suất tiết kiệm như sau:
Số tiền lãi=Số tiền vốn x lãi suất (%/năm)/12 x số tháng gửi |
Hoặc
Số tiền lãi = Số tiền vốn x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/365 |
*Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 100 triệu đồng với lãi suất 6%/năm, kỳ hạn 6 tháng, thì lãi sẽ được tính như sau:
Số tiền lãi sau 6 tháng = 100 triệu đồng x 6%/12×6=3 triệu đồng.
Vậy bạn sẽ có được 3 triệu đồng sau 6 tháng gửi tiết kiệm số tiền 100 triệu đồng tại ngân hàng.
Các bài viết liên quan:
500 triệu gửi ngân hàng lãi bao nhiêu 1 tháng? Bảng lãi suất mới
Gửi tiết kiệm tích lũy là gì? Nên gửi tiết kiệm tích lũy ở ngân hàng nào?
Lãi suất gửi tiết kiệm | Gửi tiết kiệm 1 triệu 1 tháng lãi bao nhiêu?
3. Các loại lãi suất ngân hàng cơ bản hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại lãi suất, có thể phân loại lãi suất dựa trên 5 tiêu chí:
3.1. Dựa vào tính chất khoản vay
Các loại lãi suất dựa vào tính chất khoản vay bao gồm: lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất tín dụng ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cơ bản.
3.1.1. Lãi suất tiền gửi ngân hàng
Lãi suất tiền gửi là lãi suất mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính trả cho khách hàng gửi tiết kiệm. Các loại tiền gửi bao gồm: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền gửi bằng đồng Việt Nam hoặc tiền gửi ngoại tệ,…
3.1.2. Lãi suất tín dụng ngân hàng
Lãi suất tín dụng ngân hàng là mức lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi vay tiền. Mức lãi suất tín dụng cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hình thức vay, mục đích vay, số tiền vay và tài sản thế chấp…
3.1.3. Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là một loại lãi suất được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước dựa trên khoản cho các ngân hàng thương mại vay khi doanh doanh nghiệp không có đủ tiền mặt dự trữ trong một thời gian ngắn.
3.1.4. Lãi suất tái chiết khấu
Lãi suất tái chiết khấu là một loại lãi suất được Ngân hàng nhà nước quy định dựa trên giấy tờ vay có giá trị ngắn hạn hoặc số tiền ghi trên thương phiếu khi đến hạn thanh toán. Mức lãi suất phụ thuộc vào giá trị của giấy tờ hoặc khả năng thanh toán của người có trách nhiệm trả lại khoản vay.
3.1.5. Lãi suất liên ngân hàng
Đây là mức lãi suất được quy định bởi Ngân hàng Trung ương, là mức lãi suất mà các ngân hàng sử dụng để vay và cho vay vốn cho nhau trên thị trường tài chính.
3.1.6. Lãi suất cơ bản
Đây là mức lãi suất tối thiểu mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho đồng tiền trong nước.
3.2. Dựa vào giá trị thực của tiền lãi thu được
3.2.1. Lãi suất danh nghĩa hay nominal interest rate là gì?
Lãi suất danh nghĩa là gì hay nominal interest rate là gì?
Lãi suất danh nghĩa hiểu đơn giản là phần lãi suất được ghi trên giấy tờ. Ví dụ, khi bạn vay tại ngân hàng với lãi suất là 12%/năm thì đây cũng là lãi suất danh nghĩa của khoản vay. Lãi suất này được tính dựa trên giá trị ban đầu mà không tính đến ảnh hưởng của lạm phát.
3.2.2. Lãi suất thực
Là mức là suất dựa trên lãi suất danh nghĩa (nominal interest rate) trừ đi tỷ lệ lạm phát trong cùng thời kỳ. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá giá trị thực của tiền gửi hoặc khoản vay.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát |
3.3. Dựa vào tính linh hoạt
3.3.1. Lãi suất cố định
Đây là lãi suất mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính giữ nguyên trong suốt khoản thời gian vay. Mức lãi suất cố định sẽ được quy định rõ trên hợp đồng thường dành cho các khoản vay có kỳ hạn dài và không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường.
3.3.1. Lãi suất thả nổi
Khác với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi có thể thay đổi theo biến động của thị trường. Điều này có thể mang lại cả rủi ro và lợi nhuận cho cả bên vay.
3.4. Dựa vào loại tiền cho vay
3.4.1. Lãi suất nội tệ
Đây là mức lãi suất áp dụng cho các khoản vay và cho vay bằng đồng tiền trong nước.
3.4.2. Lãi suất ngoại tệ
Lãi suất ngoại tệ áp dụng cho các khoản vay và cho vay bằng tiền nước ngoài.
3.5. Dựa vào nguồn tín dụng trong nước và quốc tế
3.5.1. Lãi suất trong nước
Lãi suất trong nước còn được gọi là lãi suất nội địa hoặc lãi suất đại phương, lãi suất được áp dụng trong các hợp đồng tín dụng trong nước.
3.5.2. Lãi suất quốc tế
Đây là mức lãi suất được tính dựa trên mức lãi suất của một thị trường quốc gia nào đó. Theo đó, lãi suất địa phương sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất quốc tế.
4. Các loại lãi suất ngân hàng điều hành
Lãi suất điều hành là loại lãi suất được Ngân hàng Nhà nước sử dụng, trong đó bao gồm:
4.1. Lãi suất cho vay trên thị trường mở (OMO)
Đây được hiểu là lãi suất mà ngân hàng nhà nước đưa ra trong giao dịch bơm vốn cho các thành viên trên thị trường mở. Với tính chất là các giao dịch mua bán giấy tờ ngắn hạn nên lãi suất OMO có giá trị cao nhất so với các lãi suất còn lại.
4.2. Lãi suất tín phiếu
Khi nhận thấy thanh toán từ hệ thống NHTM đang có dấu hiệu dư thừa thì NHNN có thể chào bán outright tín phiếu kho bạc kỳ ngắn hạn. Đây có thể coi là mức lãi suất mà NHNN đi vay các NHTM trên thị trường mở.
4.3. Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTM phải trả khi đem giấy tờ có giá đến thế chấp tại NHNN.
4.4. Lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất cho khoản vay tái cấp vốn từ NHNN trong trường hợp NHTM đã cạn kiệt giấy tờ có giá, lúc này cả OMO và kênh chiết khấu đều trở nên vô dụng.
4.5. Lãi suất dự trữ bắt buộc
Để đảm bảo tính an toàn cho hệ thống ngân hàng thì mỗi đồng khách hàng gửi vào hệ thống, các NHTM phải trích ra một tỷ lệ gửi lại tại NHNN trước khi dùng số tiền này để cho các khách hàng vay. Lãi suất dự trữ bắt buộc chính là khoản nãy suất mà NHNN phải trả cho phần tiền dự trữ này.
5. Sự ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán
5.1. Ảnh hưởng đến tiền tệ
Lãi suất cao sẽ làm tăng giá trị tiền tệ địa phương so với tiền tệ của các quốc gia khác. Từ đó thu hút đầu tư và tăng xuất khẩu, Ngược lại, lãi suất thấp làm giảm giá tiền tệ và từ đó giúp tăng cường nhập khẩu.
5.2. Ảnh hưởng đến chi phí vay
Lãi suất cao làm tăng chi phí vay và làm giảm khả năng trả nợ.
5.3. Ảnh hưởng đến tiền lương
Lãi suất cao thường làm giảm chi phí vay của doanh nghiệp, tăng khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp và giúp tăng lương cho người lao động.
5.4. Ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Khi lãi suất tăng, các nhà đầu tư thường chuyển từ cổ phiếu sang đầu tư vào các khoản tiền gửi ngân hàng có lãi suất cao hơn, vì thế giá cổ phiếu sẽ giảm.
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất
Một số các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất là Yếu tố cung cầu tiền tệ, yếu tố lạm phát, yếu tố ổn định nền kinh tế, chính sách nhà nước.
6.1. Yếu tố cung cầu tiền tệ
Cung cầu tiền tệ là số tiền được dùng để thanh toán trên thị trường còn lãi suất là giá cả sử dụng vốn. Nếu mức cung tiền tệ tăng so với cầu tiền tệ thì lãi suất bị giảm và ngược lại, cung tiền tệ giảm so với cầu tiền tệ thì lãi suất tăng.
6.2. Yếu tố lạm phát
Lạm phát tăng khiến cho đồng tiền bị mất giá. Vì thế, để đảm bảo mức lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa sẽ phải tăng theo nên sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư và chỉ tiêu kinh tế.
6.3. Yếu tố ổn định nền kinh tế
Yếu tố ổn định nền kinh tế ảnh hưởng tới cung cầu tiền tệ và từ đó tác động tới lãi suất.
Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, người dân sẽ có xu hướng đầu tư hoặc gửi tiền với mục đích sinh lời. Điều này làm tăng cung tiền cho vay và dẫn đến lãi suất giảm. Và ngược lại, khi các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh, cầu tiền sẽ tăng lên và lãi suất có xu hướng tăng.
6.4. Chính sách của Nhà nước
Chính sách tiền tệ của nhà nước cũng ảnh hưởng đến lãi suất. Khi Ngân hàng trung ương muốn tăng lãi suất để giảm tiền lãi cho người dân và doanh nghiệp thì sẽ làm tăng lãi suất. Ngược lại, nếu Ngân hàng trung ương giảm lãi suất để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và giảm tình trạng thất nghiệp thì lãi suất sẽ giảm.
7. Tạm kết
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về các loại lãi suất ngân hàng hiện nay. Mong rằng các kiến thức trên là hữu ích đối với bạn đọc giúp mọi người hiểu thêm về các loại lãi suất của ngân hàng đồng thời biết cách tính lãi suất khi vay tiền hoặc gửi tiết kiệm tại ngân hàng.