Bảo hiểm tín dụng là gì? Tại sao phải mua bảo hiểm tín dụng

Nếu ai có kinh nghiệm vay vốn ngân hàng thì cũng sẽ biết khi vay vốn tại ngân hàng, nhân viên ngân hàng sẽ gọi ý cho khách hàng mua bảo hiểm tín dụng. Không những thế, tại một số ngân hàng, khách hàng buộc phải đóng bảo hiểm tín dụng thì mới được cho vay tiền. Vậy thực hư việc này như thế nào? Người đi vay có nhất thiết phải mua bảo hiểm tín dụng thì mới được vay tiền hay không?

1. Bảo hiểm tín dụng là gì?

Bảo hiểm tín dụng là gì?
Bảo hiểm tín dụng là gì?

Bảo hiểm tín dụng là loại bảo hiểm giúp các tổ chức và công ty tài chính giải quyết rủi ro tài chính khi khách hàng không thanh toán nợ. Các công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho tổ chức hoặc doanh nghiệp khi khách hàng không thanh toán các khoản vay, giúp giảm thiểu tổn thất tài chính của họ.

Tuy nhiên người vay cần lưu ý rằng chỉ trong trường hợp không thanh toán khoản nợ do không may gặp rủi ro hoặc tai nạn không thể lường trước được.

2. Bảo hiểm tín dụng có lợi ích gì?

Loại bảo hiểm này được xem như là một công cụ hỗ trợ đối với cả người đi vay và đối với cả ngân hàng.

2.1. Đối với người đi vay

Bảo hiểm tín dụng hỗ trợ người đi vay thanh toán khoản vay cho ngân hàng trong trường hợp, tai nạn, thương tật, tử vong. Nếu không có bảo hiểm này, trong người hợp người vay qua đời, nếu có tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ phát mãi tài sản để thanh toán khoản vay (trừ trường hợp có người trả nợ thay).

Còn khi mua bảo hiểm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng, bạn sẽ không còn phải lo lắng tài sản có thể bị phát mãi trong trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra.

2.2. Đối với ngân hàng

Loại bảo hiểm này cũng giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro nợ xấu, không thu hồi được vốn vì đã có đơn vị đứng ra trả nợ trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng như người vay mất hoặc bị tai nạn dẫn đến thương tật vĩnh viễn.

3. Phí bảo hiểm tín dụng hiện nay

Phí bảo hiểm tín dụng hiện nay
Phí bảo hiểm tín dụng hiện nay

Công thức tính bảo hiểm khoản vay là:

Phí bảo hiểm tín dụng = Mức bảo hiểm tín dụng x Tổng số tiền vay của hợp đồng

Mức phí bảo hiểm tín dụng hiện nay thường từ 3-6% trên tổng số tiền vay (số tiền vay ghi trên hợp đồng vay vốn giữa ngân hàng và người đi vay. Khi đi vay tiền, bạn có thể sẽ gặp một trong 3 trường hợp sau:

  • Bên cho vay không yêu cầu đóng bảo hiểm.
  • Bên cho vay yêu cầu đóng phí bảo hiểm. Ví dụ bạn vay 100 triệu thì được giải ngân 100 triệu nhưng phải đóng 5 triệu (5%) để mua bảo hiểm.
  • Bên cho vay trừ tiền từ khoản vay đóng phí bảo hiểm. Ví dụ bạn vay 100 triệu thì sẽ được giải ngân 95 triệu (5 triệu bị trừ phí bảo hiểm).

4. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tín dụng là gì?

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tín dụng là gì?
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tín dụng là gì?

Trong trường hợp người vay bị tử vong hoặc thương tật toàn bộ, công ty sẽ thay Người vay chi trả toàn bộ hoặc một phần khoản vay cho ngân hàng. Các tải sản thế chấp theo đó vẫn thuộc quyền sở hữu của Người vay.

4.1. Quyền lợi bảo hiểm cơ bản

Bảo hiểm thường sẽ chi trả theo 2 trường hợp sau:

  • Thương tật vĩnh viễn hoặc qua đời do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Chi trả toàn bọ số tiền bảo hiểm.
  • Thương tật bộ phận do tai nạn (tỷ lệ thương tật từ 21-81%). Công ty bảo hiểm sẽ chi trả bảo hiểm căn cứ vào tỷ lệ trả tiền bảo hiểm quy định cho thương tật bộ phận vĩnh viễn và số tiền bảo hiểm theo quyền lợi bảo hiểm cơ bản.  

4.2. Quyền lợi bổ sung

Công ty bảo hiểm sẽ trả một lần trợ cấp mai táng phí với số trợ cấp 1 triệu đồng/người trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong do mọi nguyên nhân.

5. Bảo hiểm tín dụng có bắt buộc không?

Bảo hiểm tín dụng là một lựa chọn KHÔNG bắt buộc nhưng được các ngân hàng khuyến khích hoặc nhiều ngân hàng bắt buộc người vay tham gia thì mới được vay tiền. Điều này cũng là do những lợi ích mà bảo hiểm cho các khoản vay có thể đảm bảo cho bên vay và ngân hàng.

Hơn nữa, Theo điều 8.2. Luật kinh doanh bảo hiểm 2019Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tài chính không có điều khoản nào bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm khi vay tiền. 

Vì thế, việc mua bảo hiểm hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng. 

6. Tại sao ngân hàng bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng

Tại sao bắt buộc phải mua bảo hiểm tín dụng
Tại sao bắt buộc phải mua bảo hiểm tín dụng

Hiện nay, các ngân hàng đều áp doanh số bán bảo hiểm cho các khoản vay như là một phần chỉ tiêu cho nhân viên ngân hàng. Nên nhiều nhân viên ngân hàng khuyến khích và nhiều trường hợp bắt buộc khách vay phải mua bảo hiểm để đủ chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, những lợi ích khi khách hàng mua bảo hiểm cho khoản vay đối với khách hàng là không thể bàn cãi. Vì thế, việc ngân hàng khuyến khích khách vay mua loại bảo hiểm này cũng là điều dễ hiểu.

7. Ngân hàng có bị phạt khi ép khách hàng mua bảo hiểm?

Mặc dù không có điều khoản nào quy định việc bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm khi vay nhưng nhiều ngân hàng vẫn công khai ép khách hàng mua bảo hiểm. Nếu không mua bảo hiểm thì sẽ không xét duyệt và giải ngân gói vay.

Thực tế, việc ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn là hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Điều 17.2 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền từ 40 triệu – 50 triệu đồng đối với hành vi ép tổ chức, cá nhân vay tiền dưới mọi hình thức. 

Như vậy ngân hàng có thể sẽ bị phạt 40-50 triệu đồng nếu ép khách hàng mua bảo hiểm tín dụng.

8. Tạm kết

Trên đây là những thông tin về bảo hiểm tín dụng và những thông tin liên quan. Nếu bạn đang vay tiền ngân hàng và bị ngân hàng bắt mua bảo hiểm cho khoản vay thì hãy nhớ rằng ngân hàng không có quyền ép bạn mua bảo hiểm và có thể thương lượng với ngân hàng để tìm giải pháp.

Nếu ngân hàng không có bạn vay thì bạn có thể nghĩ tới việc cầm cố cavet xe, hoá đơn mua hàng điện tử và điện lạnh tại Dong Shop Sun. Bạn sẽ không bị giữ tài sản mà còn có cơ hội vay lên tới 30 triệu đồng với lãi suất cực kỳ hợp lý.

Scroll to Top